Lãnh hậu quả vì nghiện nâng mũi cao kiểu Tây
Phong trào làm mũi cao cho giống cô gái phương tây xuất hiện khoảng 2 năm nay, chủ yếu là dáng mũi cao thẳng (hay còn gọi là mũi dọc dừa).
Tuy nhiên dáng mũi này không phù hợp cấu trúc giải phẫu người Việt Nam vì cấu trục nền mũi người nước ta là thấp, da mỏng. Khi nâng quá cao thì sau một thời gian sẽ biến chứng như lộ sóng, đỏ, nghiêng vẹo, có trường hợp co rút biến dạng nghiêm trọng.
Đa phần bệnh nhân sau khi thực hiện sẽ cảm giác mũi không hợp gương mặt, mũi lúc nào cũng to và cao chiếm hết gương mặt.
Trường hợp đầu tiên là của chị L.T.B (43 tuổi)
Mong muốn mình cũng có chiếc mũi thật cao, người phụ nữ này đã đi nâng mũi cao Tây lần đầu nhưng không hài lòng. Bệnh nhân tiếp tục thực hiện tại một phòng khám thẩm mỹ không rõ nguồn gốc tại TP.HCM.
Chỉ một thời gian sau, mũi chị B. bắt đầu nghiêng vẹo và co rút, biến dạng. Quá đau đớn, chị đến một bệnh viện thẩm mỹ thăm khám thì được biết sóng mũi đã bị lệch hẳn sang một bên.
Mũi người phụ nữ bị biến dạng.
Bác sĩ điều trị cho biết, bệnh nhân đã được rút sống mũi nhưng phải chờ đợi sau 6 tháng để tiếp tục nâng mũi cấu trúc S-line thì mới có thể quay về tình trạng ban đầu.
Trường hợp thứ 2 là của cô N.T.H (55 tuổi) một Việt kiều vừa trở về nước sinh sống
Trường hợp này nghiêm trọng hơn của chị L.T.B. Vì sống ở phương Tây đã lâu nên cô H. luôn mong mình giống người châu Âu. Vậy nên cô quyết định đi nâng mũi sao cho cao giống như người dân phương Tây.
Liên tục tiến hành nâng mũi cao kiểu Tây đến 6 lần nhưng nữ Việt kiều vẫn chưa hài lòng vì cho rằng dáng mũi quá thấp. Vừa chuẩn bị thực hiện phẫu thuật lần thứ 7 thì mũi cô H. đã gặp biến chứng co rút, kèm theo bị nghẹt mũi nặng.
Khi đến bệnh viện, cô H. đã thở không được. Kiểm tra vùng mũi, các bác sĩ phát hiện sụn nhân tạo được đưa vào trong đã đè xẹp vách ngăn.
'Trường hợp này phải mổ mũi cấu trúc sline sửa lại vách ngăn, lấy toàn bộ chất độn trước đó ra bỏ. Những thứ được đưa ra khiến tôi rất bất ngờ, không thể tin được bệnh nhân được bỏ nhiều thứ vào mũi như vậy' - bác sĩ Nguyễn Phan Tú Dung, người điều trị cho bệnh nhân cho biết.
Theo bác sĩ Dung, đó chỉ là 2 trong rất nhiều trường hợp phụ nữ Việt chạy theo trào lưu nâng mũi cao kiểu Tây gặp biến chứng mà ông tiếp nhận tại bệnh viện mỗi tháng.
Các vật liệu lấy ra khỏi mũi nữ Việt kiều.
Đừng nhìn các app chỉnh sửa hình ảnh mà muốn sửa mũi cho giống, điều quan trọng là phải xem mũi khiếm khuyết ở bộ phận nào
Bác sĩ Tú Dung nhận định, thực trạng ảo tưởng sức mạnh có một phần không nhỏ nguyên nhân từ việc sử dụng các ứng dụng chỉnh sửa ảnh (app) gây ra.
'Các phần mềm của điện thoại di động, các hình ảnh chia sẻ lúc nào cũng long lanh. Dáng mặt thon gọn, dáng mũi cao, da sáng trưng... làm cho mọi người lầm tưởng.
Hầu hết các quảng cáo đều được chụp bằng app và lựa góc chụp đẹp nhất. Mạng xã hội tràn ngập hình ảnh ảo... làm rất nhiều người ngộ nhận và khao khát đạt được mọi giá bằng thẩm mỹ...'- bác sĩ phân tích.
Hình ảnh người phụ nữ trước và sau khi chỉnh sữa mũi cấu trúc S line.
Chuyên gia cho rằng đặc điểm mũi người Việt là mũi thấp, đầu mũi thường ngắn và cánh mũi bè. Mỗi người có một gương mặt lại khác nhau nên khi sửa mũi quan trọng nhất là dáng mũi phải hài hòa gương mặt, không thể chỉ có chiếc mũi đẹp nhưng lại rời rạc, không hài hòa các bộ phận khác trên mặt.
Điều quan trọng phải lưu ý là chiếc mũi này đang bị khiếm khuyết bộ phận nào chứ không thể cứ nâng mũi là làm toàn bộ cấu trúc.
Bác sĩ khuyên chị em không nên quá tin tưởng vào quảng cáo.
Bác sĩ Tú Dung cảnh báo bệnh nhân không nên quá tin vào quảng cáo và các hình ảnh qua mạng, đã qua chỉnh sửa. Hơn nữa, mỗi người có một chiếc mũi hài hoà với gương mặt mình. Mũi càng cao thì càng dễ hư hỏng nhanh vì cấu trúc mũi không chịu nỗi sức căn trong thời gian quá dài, dễ nghiệng vẹo, da mỏng nhanh và lộ sóng...
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!