Tha thứ không có nghĩa là quên đi quá khứ, để cho một người nào đó tránh khỏi sự trừng phạt hay đơn giản là một dải băng trên vết thương vẫn chưa lành. Nó có nghĩa nhiều hơn thế, nhiều hơn sự buông bỏ. Làm thế nào để bạn có thể thay đổi tương lai của bạn bằng cách tha thứ cho quá khứ?
Hãy bắt đầu suy ngẫm về điều này bằng cách tự hỏi chính mình những câu hỏi sau:
- Giữ sự tức giận có lợi gì cho tôi?
- Trả thù có làm tôi cảm thấy tốt hơn không?
- Tôi đã từng nhận được sự tha thứ trong quá khứ chưa?
- Sự giận dữ ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe của tôi?
Số xuất bản gần đây của tạp chí Family Therapy đã phác ra những kết quả tích cực về sức khỏe mà bạn có thể thu được từ việc học để tha thứ như:
1. Giảm sự tức giận - sự giận dữ và thù địch là những yếu tố rủi ro gây ra nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh tim mạch
2. Thúc đẩy mối quan hệ giữa các cá nhân có thể làm cho sức khỏe tổng thể tốt hơn
3. Tăng cường sự kết nối tôn giáo thông qua một trải nghiệm tích cực về tôn giáo cũng gắn liền với sự cải thiện về sức khỏe và tuổi thọ
4. Tăng cường các hoạt động trợ giúp xã hội, nhiều sự hỗ trợ hơn thì sức khỏe tốt hơn, ít trầm cảm và tuổi thọ cao hơn
5. Giảm tỷ lệ tử vong do nhiều lý do được nêu ra ở trên
Tôi nên bắt đầu từ đâu? Bài viết này đề cập đến ý định tha thứ như một điểm khởi đầu tốt. Những ý định là ngòi nổ mạnh mẽ cho những mục tiêu dài hạn. Vì vậy, có thể mất vài tuần, vài tháng hoặc nhiều năm để tha thứ hay buông bỏ, nhưng việc lựa chọn một con đường dẫn bạn theo hướng đó có thể là một quyết định khôn ngoan.
(Nguồn: www.healthywomen.org)
Có phải bạn thường xuyên bị đau nửa đầu?
4 tư thế yoga không phải ai cũng nên tập
Bí quyết ăn khuya giúp ngủ ngon mà không sợ béo
Bữa sáng ăn gì để tốt nhất cho sức khỏe?
Giải pháp an toàn cho sức khỏe trong mùa bóng EURO 2016
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!