Hiện tượng hăm tã ở trẻ sơ sinh 2

Chăm Sóc Bé - 01/16/2025

Theo nghiên cứu của Giáo sư Krafchick – trưởng Khoa Da liễu trẻ em thuộc Đại học Toronto (Canada), hiện tượng hăm tã ở trẻ sơ sinh chiếm đến gần 50%. Vậy hăm tã là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng hăm tã ở trẻ sơ sinh như thế nào? Lily & WeCare sẽ cùng bạn tìm hiểu về vấn đề này.

Theo nghiên cứu của Giáo sư Krafchick – trưởng Khoa Da liễu trẻ em thuộc Đại học Toronto (Canada), hiện tượng hăm tã ở trẻ sơ sinh chiếm đến gần 50%. Vậy hăm tã là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng hăm tã ở trẻ sơ sinh như thế nào? Lily & WeCare sẽ cùng bạn tìm hiểu về vấn đề này.

1. Hăm tã ở trẻ sơ sinh là gì?

Hăm tã, hay viêm da do kích ứng với tã là hiện tượng viêm da trong khu vực quấn tã của trẻ sơ sinh. Dấu hiệu chủ yếu là xuất hiện mẩn đỏ nhỏ, sau đó lan rộng vùng quấn tã – bao gồm đùi, mông.

2. Nguyên nhân hăm tã ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh rất dễ bị hăm tã do làn da trẻ rất mỏng và nhạy cảm, đặc biệt khi phải tiếp xúc với phân và nước tiểu trong 1 thời gian dài. Một số trẻ có làn da quá nhạy cảm, dễ dị ứng với các vật liệu làm tã lót cũng sẽ dẫn tới bị hăm. Trẻ sơ sinh (giai đoạn 0 đến 24 tháng tuổi) có làn ra mỏng hơn 5 lần. Hơn nữa, cấu trúc protein đàn hồi ở da chưa phát triển hoàn thiện, sợi collagen da còn nhỏ khiến cho da rất dễ chịu tác động từ ngoại cản.

Một nguyên nhân phổ biến khác khiến trẻ bị hăm tã do mẹ bé quấn tã ngay sau khi tắm xong – lúc này da bé còn ướt, ẩm nên sẽ dễ bị hăm. Khi quấn tã cũng không được quấn quá chặt, sẽ hằn lên da trẻ các mẹ nhé.

Lạm dụng phấn rôm cũng khiến trẻ bị hăm tã. Phấn rôm sử dụng không đúng lúc, không đúng cách sẽ làm bít lỗ chân lông của trẻ, ảnh hưởng tới việc thoát ẩm qua da.

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm chọn tã vải cho trẻ mẹ nên biết

Hiện tượng hăm tã ở trẻ sơ sinh
                    
                    
                        
                        2

Hăm tã khiến trẻ khó chịu và quấy khóc

3. Cách khắc phục hiện tượng hăm tã ở trẻ sơ sinh

  • Thay tã thường xuyên cho trẻ

Nếu tã không được thay thường xuyên, làn da nhạy cảm của bé tiếp xúc quá lâu với các hóa chất trong phân, nước tiểu trong tã, sẽ dẫn đến hăm tã. Do vậy, cách đơn giản nhưng rất cơ bản mà mẹ bé cần phải biết đó là thay tã thường xuyên cho trẻ.

  • Dùng vải tã dành riêng cho trẻ sơ sinh

Đây là loại vải tã với 100% cotton tự nhiên, không hóa chất, mềm mại, thô nên rất an toàn với làn da của bé. Tã vải cũng sẽ giúp các mẹ tiết kiệm chi phí đáng kể so với tã giấy dùng 1 lần.

  • Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ khi thay tã

Đây cũng là bước cơ bản để trẻ không bị hăm. Sau khi vệ sinh sạch sẽ, các mẹ nhớ lau thật khô người cho trẻ bằng khăn bông mềm nữa nhé!

  • Sử dụng thuốc chống hăm

Hiện nay, trên thị trường có bán các loại thuốc chống hăm cho trẻ với dạng kem, dạng bột, dạng nước và dạng dầu. Tuy nhiên, các mẹ nên chọn thuốc chống hăm dạng mỡ nhé. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, thuốc dạng mỡ giúp tạo lớp mảng bảo vệ da bé tốt nhất để chống lại hăm đó.

  • Chú ý đến quần áo của trẻ sơ sinh

Quần áo của trẻ sơ sinh nên giặt riêng, không nên giặt chung với quần áo của gia đình. Các mẹ nên lựa chọn loại bột giặt, nước xả dành cho da nhạy cảm để bảo vệ bé yêu nhé.

Hiện tượng hăm tã ở trẻ sơ sinh
                    
                    
                        
                        2

Nên chọn tã vải thay vì tã dùng 1 lần cho trẻ sơ sinh bạn nhé

Hăm tã ở trẻ sơ sinh tuy không phải là một loại bệnh lý nguy hiểm nhưng có những ảnh hưởng xấu nhất định tới quá trình phát triển của trẻ như làm trẻ khó chịu, quấy khóc, biếng ăn. Do vậy, các mẹ cần chú ý những nguyên nhân gây hăm tã, cũng như cách khắc phục khi trẻ bị hăm tã để bảo vệ sức khỏe bé yêu nhé.

>>> Xem thêm: 3 bài thuốc dân gian chữa hăm tã cho bé hiệu quả

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!