Hiện tượng nứt cổ gà khi cho con bú 1

Kiến Thức Y Học - 10/05/2024

Nứt cổ gà là hiện tượng thường gặp trong thời gian cho con bú. Nếu không kịp thời khắc phục, vết nứt cổ gà có thể mưng mủ, nhiễm trùng khiến mẹ đau đớn. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì, cách khắc phục như thế nào? Lily & WeCare sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm trong bài viết này.

Nứt cổ gà là hiện tượng thường gặp trong thời gian cho con bú. Nếu không kịp thời khắc phục, vết nứt cổ gà có thể mưng mủ, nhiễm trùng khiến mẹ đau đớn. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì, cách khắc phục như thế nào? Lily & WeCare sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm trong bài viết này.

1. Nguyên nhân hiện tượng nứt cổ gà

Nguyên nhân chính của hiện tượng này là bạn để bé ngậm đầu ti sai cách: bé chỉ ngậm hờ núm vú mà không ngậm hết quầng vú, chính vì vậy khi bé mút để bú, đầu ti bị kéo và giật mạnh. Tình trạng này kéo dài sẽ gây nên hiện tượng nứt cổ gà.

Trong thời gian đầu, vết nứt có thể rất nhỏ. Nếu không được khắc phục kịp thời, vết nứt sẽ lan quanh chân núm vú khiến bạn rất đau đớn.

2. Cách phòng tránh hiện tượng nứt cổ gà

  • Cần cho bé bú đúng cách. Lưu ý để bé ngậm trọn quầng vú khi bú. Ban đầu khi bé không ngậm trọn quầng vú, có thể dùng ngón tay ấn nhẹ quầng vú vào miệng bé. Lúc đầu bé có thể sẽ nhả ra nên bạn cần kiên trì cho đến khi bé đã quen với việc ngậm đúng cách.
  • Có thể vệ sinh vú bằng nước muối loãng ấm trước và sau khi cho bé bú
  • Trong thời gian cho bé bú, không thoa sữa tắm, xà phòng tắm hoặc các chất tẩy rửa gây khô da lên khu vực núm vú
  • Nên cho bé bú đều 2 bên
  • Không cho bé ngậm ti mẹ trong lúc ngủ

Hiện tượng nứt cổ gà khi cho con bú
                    
                    
                        
                        1

Cho bé bú đúng tư thế để hạn chế hiện tượng nứt cổ gà

3. Cách khắc phục hiện tượng nứt cổ gà

Nếu đã bị nứt cổ gà núm vú, bạn có thể áp dụng những cách sau để khắc phục:

  • Dùng sữa mẹ bôi lên núm ti: Trong sữa mẹ có nhiều thành phần Vitamin E và kháng thể có tác dụng giúp vết nứt cổ gà mau lành. Tuy nhiên, không nên sử dụng dầu Vitamin E bôi lên vết nứt vì sẽ khiến bé bị ngộ độc.
  • Sử dụng mỡ lông cừu hoặc Lanolin bôi lên núm vú. Hiện nay, trên thị trường có bán các loại dược phẩm từ mỡ lông cừu là Lansinoh, PureLan. Các sản phẩm này đều lành tính nên khi cho con bú bạn cũng không cần phải rửa hoặc lau đi.
  • Hạn chế mặc áo lót: Khi bị nứt cổ gà, khả năng vi khuẩn xâm nhập vào vết nứt gây nhiễm trùng rất cao. Mặc áo lót sẽ tạo môi trường yếm khí, kích thích vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng.
  • Nếu vết nứt cổ gà nặng, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, liều dùng, thời gian dùng trước bao lâu khi cho bé bú cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
  • Có thể dùng khăn ấm hoặc túi chườm để giảm cảm giác đau đớn do vết nứt cổ gà gây ra.
  • Nhiều chị em phụ nữ áp dụng phương pháp đắp túi trà xanh lên núm vú để vết thương mau lành. Tuy nhiên, cách làm này hoàn toàn sai. Tanin trong trà xanh không những không có tác dụng làm vết thương nhanh lành mà còn làm vùng da tổn thương quanh núm vú se lại, khiến vết nứt cổ gà nghiêm trọng hơn.
  • Nếu vết nứt cổ gà đã nặng, bạn nên dừng cho bé bú để tránh làm tổn thương thêm. Thay vào đó, bạn có thể vắt sữa ra bình và cho bé bú.

Hiện tượng nứt cổ gà khi cho con bú
                    
                    
                        
                        1

Không nên mặc áo ngực khi bị nứt cổ gà

Khi phát hiện ra mình đã bị nứt cổ gà, bạn nên điều trị càng sớm càng tốt. Việc điều trị sớm không những tránh được cho bạn những đau đớn do vết nứt gây ra mà còn giúp duy trì nguồn sữa an toàn cho bé. Nếu áp dụng những cách trên không hiệu quả, vết nứt cổ gà vẫn tiếp tục nặng hơn, bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám sớm nhất, đặc biệt trong trường hợp xuất hiện những vết trắng ở đầu núm vú và trên miệng bé.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!