Học mẹ Ấn Độ chăm con dị ứng thức ăn

Sống khỏe mạnh - 11/28/2024

Khi bắt đầu cho con ăn dặm, một trong những điều mà các mẹ quan tâm hơn cả là bé có bị dị ứng với loại thực phẩm nào không.

Blogger nổi tiếng Henna thực hiện nguyên tắc 3 ngày khi cho bé ăn dặm để bé làm quen dần dần với từng loại thức ăn.

Khi bắt đầu cho con ăn dặm, một trong những điều mà các mẹ quan tâm hơn cả là bé có bị dị ứng với loại thực phẩm nào không. Hiện tượng này khá phổ biến, thường xảy ra với bé có gia đình tiền sử dị ứng và cũng phụ thuộc vào nơi bé đang sống. Chẳng hạn, trẻ em ở Mỹ, Anh, Australia thường bị dị ứng với đậu phộng (lạc) trong khi trẻ em ở các nước Đông Nam Á và Nam Âu hay dị ứng với cá, hải sản.

Học mẹ Ấn Độ chăm con dị ứng thức ăn

Nguyên nhân dị ứng thực phẩm là gì?

Dị ứng là biểu hiện của cơ thể trẻ phản ứng lại các thức ăn lạ. Hệ miễn dịch của bé 'nhận diện' sai thức ăn đó là chất gây hại nên sẽ sản xuất ra histamine để chống lại. Đây là nguyên nhân gây ra các triệu chứng dị ứng. Trẻ có bố mẹ hoặc anh, chị ruột mắc tiền sử dị ứng sẽ dễ bị dị ứng vì gen được 'lập trình' để chống lại các thức ăn đặc biệt.

Làm thế nào để biết trẻ có bị dị ứng thực phẩm không?

- Căn cứ vào tiền sử dị ứng của gia đình.
- Trẻ bị chàm sữa (eczema) trước 3 tháng tuổi sẽ có 20% nguy cơ bị dị ứng thực phẩm.
- Ngay khi vừa ăn xong, quanh miệng của bé nổi ban đỏ hoặc ngứa thì khả năng cao là bé bị dị ứng thực phẩm.

Học mẹ Ấn Độ chăm con dị ứng thức ăn

Những thực phẩm dễ gây dị ứng là gì?

- Bột mì
- Trứng
- Sữa
- Đậu phộng, hạt điều, hạt dẻ, vừng...
- Cá
- Sò
- Ngoài ra, các thực phẩm như đậu nàng, nấm, quả kiwi, cần tây, hạt thông cũng có nguy cơ gây dị ứng nhưng ở tỷ lệ thấp.

Triệu chứng của dị ứng thực phẩm như thế nào?

Dị ứng thực phẩm ở trẻ có thể nhận biết ngay khi bố mẹ cho trẻ ăn một loại thực phẩm mới nhưng cũng có khai phải vài giờ, vài ngày sau mới xuất hiện triệu chứng. Hiện tượng này 'lộ diện' càng muộn thì càng khó nhận biết nhưng nếu nghi ngờ trẻ có vấn đề bất thường, hãy đưa bé đi khám bác sĩ. Một số triệu chứng dị ứng phổ biến là:

- Nổi các nổi ban đỏ quanh miệng và trên người bé.
- Môi, lưỡi và mặt bé bị sưng (phù nhẹ hoặc nặng).
- Đôi mắt sưng đỏ mọng nước.
- Hắt hơi và chảy nước mũi.
- Ho và chảy nước mũi.
- Đau bụng dữ dội.
- Tiêu chảy
- Nôn ói.

Trong một số trường hợp, dị ứng thực phẩm có thể gây ra triệu chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng như sốc phản vệ. Khi đó, bố mẹ cần đưa bé tới bệnh viện càng sớm càng tốt. Biểu hiện của trường hợp này có thể là:

- Thở khò khè như bị hen suyễn.
- Sưng phù nghiêm trọng môi, lưỡi dẫn đến khó thở.
- Mất ý thức.

Học mẹ Ấn Độ chăm con dị ứng thức ăn

Ngăn ngừa nguy cơ dị ứng thực phẩm như thế nào?

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu dị ứng thực phẩm, bố mẹ dừng cho bé ăn thức ăn đó và có thể đưa trẻ đi khám. Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm để biết được chính xác trẻ có bị dị ứng hay không. Còn trong trường hợp gia đình mắc tiền sử dị ứng, bố mẹ có thể chủ động ngăn ngừa cho bé bằng cách như sau:

- Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
- Bắt đầu cho bé ăn dặm sau tháng thứ 6.
- Cho trẻ ăn dặm theo nguyên tắc 3 ngày: Ngày đầu, bố mẹ cho bé ăn một thìa và ăn một lần trong ngày. Ngày thứ 2, bố mẹ cho bé ăn 2 thìa và ăn hai lần trong ngày. Sang ngày thứ ba, bố mẹ cho bé ăn 3 thìa và ăn hai lần trong ngày. Mỗi thìa tương đương với 15 ml và ăn một loại thức ăn trong 3 ngày rồi mới đổi sang thức ăn khác. Mục đích của việc này là cho trẻ làm quen dần dần với loại thức ăn đó.
- Cho trẻ thử thức ăn mới vào buổi tối hoặc cuối tuần để bố mẹ có thời gian theo dõi và xử lý kịp thời nếu trẻ bị dị ứng.
- Kéo dài thời gian bú mẹ vì sữa mẹ có thể làm giảm nguy cơ dị ứng ở trẻ.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!