Có rất nhiều trẻ nhỏ từ 1 đến 3 tuổi bị sâu răng, và mất gần hết răng ở hàm trước khiến các bậc cha mẹ vô cùng ngạc nhiên và lo lắng. Tuy nhiên, bạn sẽ còn ngạc nhiên hơn nếu biết rằng hội chứng sâu răng này lại xuất phát từ chính thói quen bú bình thường xuyên của trẻ.
Hội chứng sâu răng do bú bình
Hội chứng sâu răng do bú bình là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng sâu răng xảy ra sớm ở trẻ nhỏ. Thông thường trẻ từ 1 đến 3 tuổi thường bị sâu răng cửa hoặc răng ở phía trước do sự tích lũy của các chất đường trong răng của bé. Các chất đường này hầu hết có trong sữa mẹ và sữa bột, cũng như trong nước trái cây mà cha mẹ cho bé ăn hàng ngày.
Sâu răng do bú bình sẽ phá huỷ răng của bé một cách nhanh chóng. Và hậu quả là hàm răng phía trước của bé xuất hiện nhiều lỗ lớn, có màu đen sẫm, dần bị phá huỷ rồi gãy ngang.
Hội chứng sâu răng do bú bình xảy ra nhiều ở trẻ từ 1 đến 3 tuổi
Nguyên nhân dẫn tới hội chứng sâu răng
Nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng này là thói quen bú sữa của trẻ trước khi ngủ. Bé ăn và ngậm lâu trong miệng các chất lỏng có chứa nhiều đường rồi đi ngủ khiến cho các chất đường sẽ lên men trong miệng bé, tăng lượng acid và tấn công gây hư hại cho răng. Đồng thời, khi bé ngủ, lượng nước bọt tiết ra sẽ khiến các chất lỏng có trong đường từ sữa đọng lại ở trên răng của bé, do đó khiến cho răng của bé hư nhanh hơn.
Những vi trùng gây ra bệnh sâu răng sẽ sử dụng những chất này để làm thức ăn rồi sinh sống, sau đó chúng sẽ lên men acid dẫn tới hiện tượng phá hủy răng. Thế nên các bậc phụ huynh không nên cho bé ngậm bình trong lúc ngủ, nhất là vào ban đêm.
Tác hại của bệnh sâu răng do bú bình
Tuy răng của trẻ nhỏ là răng sữa nhưng nó cũng quan trọng như răng vĩnh viễn vì nó góp phần tạo nên gương mặt xinh xắn và giúp cho bé tự tin hơn. Khi bé có bộ răng khỏe mạnh sẽ giúp bé ăn và nói chuyện tốt hơn, giúp cho quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này đều và đẹp hơn.
Khi trẻ mắc phải hội chứng sâu răng do bú bình, khoang miệng sẽ luôn có cảm giác đau nhức, gây khó khăn trong ăn uống. Nếu như bệnh quá nặng, có thể sẽ phải nhổ răng và gây nên một số hậu quả trực tiếp cho bé như:
- Ăn uống trở nên khó khăn hơn
- Âm phát ra không được chuẩn
- Có thể hình thành bệnh sâu răng vĩnh viễn
- Răng vàng hoặc có màu nâu...
Để ngừa hội chứng sâu răng bú bình mẹ nên làm vệ sinh răng miệng cho bé thường xuyên
Cách phòng ngừa bệnh sâu răng cho trẻ
Làm sao để trẻ an toàn dưới nước?
Khi nào nên đưa bé đi khâu vết thương?
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ sơ sinh
Khi nào nên tẩy giun cho trẻ
Nhiều người nghĩ răng sữa không quan trọng, vì thế ít quan tâm chăm sóc răng sữa cho bé. Tuy nhiên dưới mỗi răng sữa là một mầm răng vĩnh viễn chuẩn bị mọc, vì thế cần phải bảo vệ tốt răng sữa cho bé. Ngoài các chức năng như nhai và nói thì răng sữa còn đóng một vai trò rất quan trọng, nó ảnh hưởng tới sự phát triển của bộ phận xương hàm ở bé. Thế nên cần phải hạn chế tối đa hội chứng sâu răng do bú bình ở trẻ em bằng cách:
- Không nên cho bé ngậm bình khi đi ngủ, hoặc là ngậm các chất lỏng có đường
- Tập cho bé làm quen với việc uống sữa bằng ly khi đã đủ nhận thức
- Chỉ cho bé bú bình trong những bữa ăn chính của bé
- Luôn giữ cho miệng của bé được sạch
- Nên kiểm tra răng miệng của bé thường xuyên
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!