Hỏi-đáp về rối loạn di truyền hiếm gặp ở trẻ (P2)

Mang thai - 05/03/2024

Ốm nghén có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày. Các triệu chứng thường biến mất hoặc trở nên nhẹ hơn khi đến tuần thai thứ 16.

Ốm nghén –làm gì để dễ chịu hơn?

Ốm nghén có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày. Các triệu chứng thường biến mất hoặc trở nên nhẹ hơn khi đến tuần thai thứ 16. Hãy cố gắng xác định thời gian trong ngày mà ốm nghén ảnh hưởng đến bạn nhất. Hãy thử các món ăn nhẹ như bánh mì nướng, bánh quy giòn, ngũ cốc, trái cây, đặc biệt là trước khi ra khỏi giường. Tránh các bữa ăn quá nhiều chất, hãy thử chia thành 6 bữa ăn nhỏ thay vì 3 bữa ăn chính (khi dạ dày trống rỗng có thể gây buồn nôn). Hãy duy trì nồng độ Phe và bổ sung protein tổng hợp. Bạn có thể phải nhập viện khi bị ốm nghén nặng vì mức Phe không thể kiểm soát được.

3 tháng giữa thai kỳ (13-26 tuần)

Trong ba tháng thai giữa thai kỳ, thai nhi phát triển và lớn lên nhanh chóng. Nhu cầu Phe sẽ tăng dần trong ba tháng này. Bạn có thể mua thực phẩm nhiều chất hơn để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của mình. Hãy mua các loại thực phẩm hàm lượng protein cao hơn thay cho các thực phẩm hàm lượng protein thấp hơn để hạn chế quá nhiều calo.

Hỏi-đáp về rối loạn di truyền hiếm gặp ở trẻ (P2)

Ốm nghén là triệu chứng thường thấy ở hầu hết các bà bầu (Ảnh minh họa: Internet)

Các loại thực phẩm hữu ích nên xem xét có trong chế độ ăn uống gồm pho mát ít béo, sữa chua, sữa, bánh mì, pa-tê và các loại đậu. Có thể trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng của bạn về việc ăn một lượng thịt nạc vừa phải. Nhớ rằng những thực phẩm này sẽ không phải là chế độ ăn uống sau khi sinh đẻ! Có thể bổ sung Tyrosine trong thời gian này của thai kỳ. Có thể thêm chế phẩm bổ sung bột vào công thức ăn uống hàng ngày của bạn.

Ba tháng cuối thai kỳ (từ tuần 27 – 42)

Đây là thời gian sẵn sàng cho em bé chào đời! Hãy đảm bảo rằng bạn đã có đầy đủ thức ăn có hàm lượng protein thấp trong nhà khi bạn từ bệnh viện trở về. Hãy xem xét việc nấu sẵn đồ ăn và cho vào tủ đông. Bạn cũng có thể cần phải lên trước thực đơn trong thời gian nằm viện cùng với chuyên gia dinh dưỡng của bạn.

Sau khi sinh con người mẹ nên làm gì?

Ngay sau khi sinh con là thời gian để quay lại với quá trình trao đổi Phe thông thường như trước khi mang thai. Duy trì chế độ thay thế protein tổng hợp của bạn. Giảm hoặc ngừng bổ sung tyrosine mà bác sỹ của bạn đã đã kê đơn trong quá trình mang thai. Điều quan trọng là phải tiếp tục kiểm tra mức Phe và Tyrosine thường xuyên. Việc kiểm soát chuyển hóa tốt có thể giúp giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh và có thể hỗ trợ việc chăm sóc bé yêu của bạn.

Có thể nuôi con bằng sữa mẹ được không?

Việc cho con bú hoàn toàn được khuyến khích! Bạn không cần phải chờ đợi cho đến khi có kết quả xét nghiệm sàng lọc sơ sinh. Nhu cầu Phe tăng để sản sinh sữa, do đó bạn có thể được phép trao đổi Phe nhiều hơn. Khi đang nuôi con bằng sữa mẹ, nhu cầu hấp thu chất lỏng của bạn tăng(2,6-3,5 lít/ngày) và nhu cầu dinh dưỡng tăng lên bao gồm vitamin A, C, nhiều vitamin B, kẽm, đồng, selen và iốt, vì vậy điều quan trọng là phải hấp thu đầy đủ lượng protein tổng hợp.

>> Xem thêm:

Các trường hợp mang thai cần chăm sóc đặc biệt
Hỏi-đáp về rối loạn di truyền hiếm gặp ở trẻ (P1)
Tất cả thông tin về rối loạn chuyển hóa bẩm sinh ở trẻ

  Thông tin liên hệ: CLB các bệnh hiếm gặp – BV Nhi Trung ương
Địa chỉ: 18/879 La Thành - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: 04. 62738573
Fax: (84.4) 62738573 

Chương trình thực hiện bởi Tổng Công ty Viễn thông Viettel,
Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế và Công ty Mead Johnson Nutrition

Thu Hiền

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!