Hướng dẫn cách sử dụng máy tính hợp lý với bà bầu 2

Kiến Thức Y Học - 01/18/2025

Sử dụng máy tính khi mang bầu dù không phải là một việc làm có thể ảnh hưởng trực tiếp và gây ra những vấn đề sức khỏe cho thai nhi, tuy nhiên việc sử dụng máy tính quá nhiều lại có thể gây ra những vấn đề cực kì nghiêm trọng với sức khỏe của mẹ. Vậy thì có cách sử dụng máy tính hợp lý với bà bầu nào không? Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Sử dụng máy tính khi mang bầu dù không phải là một việc làm có thể ảnh hưởng trực tiếp và gây ra những vấn đề sức khỏe cho thai nhi, tuy nhiên việc sử dụng máy tính quá nhiều lại có thể gây ra những vấn đề cực kì nghiêm trọng với sức khỏe của mẹ. Vậy thì có cách sử dụng máy tính hợp lý với bà bầunào không? Hãy cùng Lily & WeCaretìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Đầu tiên phải khẳng định rằng sử dụng máy tính trong không thể gây ra vô sinh ở nữ giới càng không thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi như là gây dị tật, sinh non, sẩy thai như nhiều người vẫn thường nghĩ. Tuy nhiên thực tế sử dụng máy tính quá nhiều có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bà bầu như gây ra bệnh trĩ, ảnh hưởng đến xương khớp, làm khô da và làm thay đổi tâm lý của bà bầu.

Để phòng tránh những tác động trên mẹ bầu có thể thực hiện một số cách sử dụng máy tính hợp lý với bà bầu sau đây.

Cách sử dụng máy tính hợp lý với bà bầu

Thiết lập tối đa tầm nhìn đối với chế độ màn hình

  • Mẹ nên ngồi cách xa màn hình máy tính từ 50 cm đến 75 cm để đảm bảo an toàn cho mắt và giảm thiểu các tác động của tia bức xạ từ máy tính đến cơ thể.
  • Việc lắp đặt máy tính trong căn phòng có ánh sáng nhân tạo cũng phải hết sức thận trọng, không được để mặt sau máy tính quay về phía có người bởi vì độ bức xạ lớn nhất của máy tính chính là mặt sau của máy, tiếp theo là hai bên và mức bức xạ yếu nhất là ở mặt chính diện.
  • Nếu cần thiết, hãy làm một vài bài tập thể dục với mắt như là nhấp nhánh mắt nhiều lần, tập trung mắt nhìn vào các vật ở độ xa tương đối để tránh làm hại mắt.

Hướng dẫn cách sử dụng máy tính hợp lý với bà bầu
                    
                    
                        
                        2

Bố trí bàn làm việc đúng chuẩn

  • Độ cao của bàn máy tính nên để ở tầm dưới eo, màn hình máy tính khi đó sẽ được đặt dưới tầm mắt vì thế mẹ sẽ không phải trải qua hàng giờ cố ngước mắt lên nhìn màn hình.

  • Khoảng không gian dưới chân cũng cần phải đủ để chân có thể thoải mái co rút và mẹ nên sắm cho mình một chiếc ghế có thể xoay và điều chỉnh độ cao ghế sao cho chỗ để tay và dựa lưng thoải mái nhất. Nếu thấy cần thiết mẹ có thể đặt một chiếc gối sau lưng để phòng ngừa bệnh thoái hoá đốt cột sống và đĩa đệm do ngồi nhiều.

Ngồi đúng tư thế

Ngồi đúng tư thế khi làm việc không phải lúc nào cũng dễ dàng, nếu như mẹ thường có thói quen ngồi cong lưng, hơi cúi đầu, chân duỗi ra và lệch vai thì hãy dừng ngay tư thế ngồi này lại vì tư thế này không tốt cho xương khớp của bạn cũng như gây khó chịu cho thai nhi. Thay vào đó, bạn nên ngồi cân bằng vai, thẳng lưng, bàn chân được đặt trên sàn một cách thoải mái...

Tuy nhiên bạn cũng lưu ý dù là ngồi đúng tư thế cũng không nên ngồi liên tục nhiều hơn 1 tiếng. Hãy kết hợp nghỉ ngơi và làm việc một cách hợp lý, nên có thời gian nghỉ ngơi ngắn và đi lại giữa các giờ làm việc.

Hướng dẫn cách sử dụng máy tính hợp lý với bà bầu
                    
                    
                        
                        2

4. Dành thời gian nghỉ ngơi

Dù là bạn bận đến mức nào cũng cần phải nhớ, mức độ làm việc trên máy tính nên dừng lại ở 45 phút liên tục, hãy dành ra 5-15 phút, tắt máy, thư giãn, đứng dậy đi dạo hoặc là tập các bài thể dục vận động nhẹ nhàng. Ngoài ra trong 45 phút làm việc mẹ cũng nên đổi tư thế ngồi ít nhất từ 3 đến 4 lần bằng cách lắc vai, di chuyển chân, lắc đầu để không bị tê bì và đau các cơ.

Trên đây là một số cách sử dụng máy tính hợp lý với bà bầu, hi vọng với bài viết này bạn đọc đã có thêm kiến thức cho mình từ đó có cách sử dụng máy tính sao cho hợp lý nhất trong suốt giai đoạn thai kỳ.>>> Xem thêm: Sử dụng máy tính có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!