Sữa mẹ có thể bảo quản và trữ đông trong tủ lạnh mà không làm mất đi giá trị dinh dưỡng của nó, điều quan trọng ở đây là phải bảo quản như thế nào và sau đó rã đông ra sao để trẻ có thể sử dụng an toàn và hiệu quả nhất. Sau đây Lily & WeCare sẽ cùng các bạn tìm hiểu những lưu ý cần thiết khi sử dụng sữa mẹ trữ đông sao cho đúng cách.
Cách bảo quản sữa mẹ trữ đông
Sữa mẹ có thể bảo quản bên trong tủ lạnh mà không làm mất giá trị dinh dưỡng của nó, điều quan trọng mà các bà mẹ cần chú ý ở đây là sữa mẹ trữ đông sao cho đúng cách và cách rã đông sau đó. Sữa mẹ sau khi được hút bằng máy hút sữa hoặc có thể vắt bằng tay sẽ được đựng ở trong bình, hoặc ly sữa làm bằng thủy tinh hoặc nhựa không chứa BPA. Loại bình và ly này có thể rửa sạch và sử dụng lại nhiều lần. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cất sữa trong các túi trữ sữa rồi để trong tủ lạnh.
Thời gian tối đa để sử dụng sữa mẹ sau khi vắt sẽ tuỳ thuộc vào từng cách bảo quản khác nhau:
- Nếu như bảo quản ở nhiệt độ phòng 26 độ thì chỉ bảo quản sữa được 1 tiếng.
- Bảo quản sữa trong phòng máy lạnh dưới 26 độ thì thời gian là 6 tiếng
- Bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh sẽ được 48 tiếng
- Bảo quản trong ngăn đá nhỏ được 2 tuần
- Bảo quản trong ngăn đá có cửa riêng sẽ được 4 tháng
- Nếu như sử dụng tủ đông lạnh chuyên dụng sẽ bảo quản được 6 tháng
Có nhiều cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh hoặc tủ đông
Cách rã đông sữa mẹ đúng cách
Các bà mẹ thường trữ đông sữa mẹ, không chỉ giúp tận dụng lượng sữa dư thừa, mà còn tích trữ để sau này khi cần tới sẽ sử dụng. Tuy nhiên, đối với sữa đã cấp đông, trước khi sử dụng mẹ cần phải biết cách rã đông đúng đắn thì mới đảm bảo được nguồn chất dịnh dưỡng có trong sữa mẹ, đảm bảo an toàn cho bé khi sử dụng.
Rã đông sữa mẹ đúng cách sẽ giúp sữa vẫn giữ được chất lượng như lúc ban đầu. Do đó, khi rã đông sữa, mẹ cần chú ý tới những vấn đề sau:
- Trước khi rã đông, cần chuyển sữa mẹ từ ngăn đá hoặc tủ cấp đông xuống ngăn mắt trước khoảng 12 tiếng, sau đó chuyển ra nhiệt độ phòng để nó tan tự nhiên hoặc có thể ngâm nước ấm. Tuyệt đối không nên vội vàng mà rã đông sữa bằng lò vi sóng.
- Đối với sữa bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh thì sau khi lấy ra phải ngâm vào nước nóng hoặc sử dụng máy hâm sữa với nhiệt độ 40 độ C thì mới có thể cho bé bú. Nếu như bỏ quá 70 độ C sẽ làm cho sữa bị mất chất.
- Sau khi hút sữa, mẹ cần ghi rõ ngày giờ để tiện cho việc sử dụng sau này, có thể lấy ra theo thứ tự.
- Sau khi trữ đông, sữa mẹ có thể bị tách làm 2 đến 3 lớp. Điều này là hoàn toàn bình thường, vì lúc này chất béo đã bị nhiệt độ phân tách ra chỉ cần hâm nóng sữa và lắc đều nhẹ tay thì sữa sẽ trở lại bình thường.
Sau khi hâm nóng và lắc đều tay có thể để nguội và cho trẻ bú bình thường
Việc cho con dùng sữa trữ đông có đảm bảo không?
Làm sao để trẻ an toàn dưới nước?
Khi nào nên đưa bé đi khâu vết thương?
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ sơ sinh
Khi nào nên tẩy giun cho trẻ
Đây cũng chính là thắc mắc của một bà mẹ bỉm sữa có tên Duongthuy gửi đến Lily & WeCare.vn: Bác sĩ cho em hỏi ạ, con em hiện tại được 3 tháng rưỡi bé được 5,5 kg cân nặng lúc mới sinh là 2,8 kg. Hiện tại em vẫn đang ở nhà và cho con bú. Trộm vía em cũng nhiều sữa và nhu cầu bú của bé chưa cao nên em vẫn dư sữa. Em có tìm hiểu và biết là các mẹ tích trữ sữa cho con. Em đọc sữa có thể để được 3 tháng với tủ lạnh 2 cửa. Em rất hoang mang là việc cho con dùng sữa trữ đông có đảm bảo cho con không? Mong bác sĩ giải đáp giúp em.
Trao đổi vấn đề này Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa - Bác sĩ tại khoa Nội 1 - Bệnh viện Đa khoa Đống Đa cho biết: Sữa mẹ là nguồn sữa tốt nhất cho trẻ, nó có đầy đủ chất dinh dưỡng, thành phần miễn dịch giúp cho sự đề kháng chống lại bệnh tật của trẻ đồng thời đây cũng là nguồn sữa đảm bảo vệ sinh nhất. Hiện tượng tích sữa dù dưới hình thức nào sẽ làm cho sữa dễ bị nhiễm khuẩn và giảm chất lượng của sữa. Bạn nên cho bé bú trực tiếp. Đồng thời chú ý khi cho bé bú nên cho bé ti hết một bên rồi chuyển sang bên còn lại để tránh ti phải nhiều sữa loãng ít chất dinh dưỡng, sữa dư nên vắt bỏ và vệ sinh núm vú sạch sẽ để phòng bệnh viêm tuyến vú là bệnh thường xuyên gặp ở các bà mẹ đang cho con bú.
Với giải đáp trên của Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa, chúng ta có thể thấy rằng việc trữ đông sữa mẹ mắc dù khá phổ biến. Tuy nhiên nếu không quá bận rộn công việc, mẹ nên cho trẻ bú trực tiếp sẽ tốt hơn việc mang sữa trữ đông.
>>> Xem thêm: Bảo quản sữa mẹ đúng cách, không lo mất dinh dưỡng
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!