Chứng tăng huyết áp được định nghĩa là huyết áp cao. Một người có huyết áp cao khi huyết áp tâm thu (số trên cùng) lớn hơn 140 mmHg và huyết áp tâm trương (số dưới) lớn hơn 90mm Hg. Huyết áp cao có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe. Trong thời gian mang thai việc không kiểm soát được huyết áp có thể gây biến chứng cho cả mẹ và bé.
Nguyên nhân của bệnh cao huyết áp trong thai kỳ
1. Cao huyết áp mãn tính: Xảy ra trước khi người phụ nữ mang thai hoặc trong 20 tuần đầu của thai kỳ.
2. Thai tăng huyết áp:Là tình trạng huyết áp cao xảy ra trong nửa thứ hai của thai kỳ, sau 20 tuần của thai kỳ.
3. Tiền sản giật:Là tình trạng cao huyết áp xảy ra sau 20 tuần thai kết hợp với hiện tượng nước tiểu có protein (số lượng bất thường của protein trong nước tiểu). Tiền sản giật là chứng rối loạn nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan của phụ nữ. Biểu hiện là đau đầu dữ dội, mặt và tay sưng, thay đổi thị lực, nôn mửa, đau bụng trên hoặc giảm lượng nước tiểu.
Các rủi ro của tiền sản giật ở phụ nữ thường gặp ở những người:
- Mang thai lần đầu tiên
- Lần mang thai trước bị tiền sản giật hoặc gia đình có tiền sử bị tiền sản giật
- Phụ nữ từ 40 tuổi trở lên
- Có đa thai (hơn 1 em bé trong tử cung)
- Có tiền sử cao huyết áp mãn tính, bệnh thận hoặc cả hai
- Béo phì
- Thụ tinh trong ống nghiệm
- Bị bệnh tiểu đường, rối loạn đông máu hoặc lupus.
Rủi ro của cao huyết áp đối với bé
- Hạn chế khả năng tăng trưởng và phát triển
- Sinh non
- Nhau thai bong non khỏi thành tử cung
- Sinh mổ
- Thai chết trong tử cung
Với phụ nữ đang có kế hoạch mang thai hoặc đang có thai, việc giữ huyết áp trong giới hạn bình thường là vô cùng quan trọng.
Thận trọng với cao huyết áp khi mang thai
1) Trước khi mang thai
- Giữ huyết áp trong tầm kiểm soát
- Giảm lượng muối ăn và luyện tập thể thao
- Nếu thừa cân hãy giảm cân
- Phụ nữ cần phải trao đổi với bác sĩ nếu họ muốn có thai để bác sĩ thay đổi loại thuốc an toàn trong thời kỳ mang thai hoặc thay đổi liều lượng của thuốc nếu họ đang cố gắng thụ thai.
2) Trong thời kỳ mang thai
- Hãy quan tâm đến chế độ ăn uống của bạn, ăn ít muối (tránh các loại thực phẩm chế biến, dưa chua, pappad (loại bánh giống bánh tráng, có nhiều gia vị như masala và tiêu, nướng) vv...), nên ăn thực phẩm giàu vitamin C, D và chất chống oxy hóa.
- Thay đổi lối sống, tập thể dục thường xuyên. Đi bộ, tập yoga nếu có thể và kiểm soát tăng cân
- Tránh uống rượu và hút thuốc lá
- Khám thai định kỳ để kiểm tra huyết áp và nước tiểu. Bất cứ lúc nào cảm thấy không khỏe khi mang thai, trao đổi với bác sĩ ngay lập tức.
Chủ động chăm sóc bản thân, thường xuyên kiểm tra sức khỏe trước khi sinh, phụ nữ mắc chứng tăng huyết áp vẫn có thể sinh con khỏe mạnh.
Dr. Pallavi Vasal (*)
(Nguồn: www.practo.com)
Liệu stress có làm giảm khả năng mang thai?
Những thực phẩm có lợi và giúp tăng khả năng mang thai
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Dược thiện bổ huyết ích khí từ 7 món gà ác hầm
Phòng tránh khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!