Khám còi xương cho trẻ ở đâu là tốt nhất

Kiến Thức Y Học - 10/05/2024

Còi xương là bệnh gây ra do cơ thể bị thiếu vitamin D, dẫn đến thiếu canxi làm ảnh hưởng phát triển hệ xương. Bệnh xảy ra nhiều ở trẻ dưới 3 tuổi, cao nhất ở lứa tuổi 3-18 tháng. Đề đảm bảo sức khỏe cho trẻ, các bậc phụ huynh nên cho trẻ khám còi xương để kịp thời bổ sung chất cho cơ thể.

Còi xương là bệnh gây ra do cơ thể bị thiếu vitamin D, dẫn đến thiếu canxi làm ảnh hưởng phát triển hệ xương. Bệnh xảy ra nhiều ở trẻ dưới 3 tuổi, cao nhất ở lứa tuổi 3-18 tháng. Đề đảm bảo sức khỏe cho trẻ, các bậc phụ huynh nên cho trẻ khám còi xương để kịp thời bổ sung chất cho cơ thể.

Nguyên nhân gây bệnh còi xương ở trẻ nhỏ

Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu ánh sáng mặt trời, do kiêng khem quá mức và chế độ ăn nghèo canxi, phốt pho.

Những trẻ không được bú mẹ dễ bị còi xương hơn trẻ bú mẹ.

Nguyên nhân thường gặp nhất là thiếu vitamin D do thiếu cung cấp (ít phơi nắng, da sậm màu, trẻ sinh non, trẻ quá bụ bẫm...), ngoài ra có còi xương do mất vitamin D qua thận..., còi xương do kháng vitamin D.

>>> Xem thêm: Những điều nhất định bạn phải biết về bệnh còi xương ở trẻ

Khám còi xương cho trẻ ở đâu là tốt nhất

Cần phát hiện sớm tình trạng trẻ còi xương qua các dấu hiệu.

Phương pháp điều trị bệnh còi xương

Cho trẻ tắm nắng hàng ngày: Để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 10-15 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ). Về mùa đông không có ánh nắng, cho trẻ đi tắm điện ở khoa lý liệu pháp các bệnh viện. Bởi vì dưới da có sẵn các tiền vitamin D là 7-dehydrocholesterol, dưới tác dụng của tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời, các tiền vitamin sẽ bị hoạt hóa chuyển thành vitamin D. Vitamin D có tác dụng điều hòa chuyển hóa và hấp thu canxi, phốt pho. Ánh nắng mặt trời phải được chiếu trực tiếp trên da mới có tác dụng, nếu qua lần vải thì sẽ còn rất ít tác dụng.

Cho trẻ uống vitamin D 4.000 UI/ngày trong 4-8 tuần, trong trường hợp trẻ bị viêm phổi, tiêu chảy cần tăng liều 5.000-10.000 UI/ngày trong 1 tháng, hoặc cho trẻ tiêm vitamin D 200.000 UI/ống, 3 tháng tiêm nhắc lại 1 lần trong năm đầu tiên.

Cho trẻ uống thêm các chế phẩm có canxi như:

Canxi B1-2-6 từ 1-2 ống/ngày, trẻ lớn có thể ăn cốm canxi 1-2 thìa cà phê/ngày.

Chế độ ăn uống:

Cho trẻ bú mẹ.

Ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi: Sữa, cua, tôm, cá trong các bữa ăn hàng ngày. Cần xóa bỏ quan niệm cho trẻ ăn xương ống, xương chân gà sẽ chống được còi xương.

Cho thêm dầu mỡ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ: Vì vitamin D là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù có được uống vitamin D trẻ cũng không hấp thu được nên vẫn bị còi xương.

Khám còi xương cho trẻ ở đâu?

Để xác định chính xác về tình trạng bệnh còi xương ở trẻ, bậc phụ huynh nên cho con em mình tới các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám.

Dưới đây là một số địa chỉ khám còi xương cho trẻ bạn đọc có thể tham khảo:

Khoa khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em cơ sở 3 - Viện dinh dưỡng

Địa chỉ: 1 Kim Mã Thượng, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 14:00 - 16:30, 08:00 - 11:30

Khoa Dinh dưỡng tiết chế- Bệnh viện Nhi Trung ương

Địa chỉ: 18/879 La Thành, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Giờ làm việc: Thứ Hai - Chủ Nhật: 00:00 - 23:59

Bệnh viện Nhi Đồng 1

Địa chỉ: 341 Sư Vạn Hạnh, 10, Quận 10, Hồ Chí Minh

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 13:00 - 16:00, 07:00 - 11:00

Thứ Bảy, Chủ Nhật: 07:00 - 20:00

Bệnh viện Nhi Đồng 2

Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh

Giờ làm việc: Thứ Hai - Chủ Nhật: 07:30 - 19:30

Bệnh viện Chợ Rẫy

Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, 12, Quận 5, Hồ Chí Minh

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 07:00 - 16:00

Thứ Bảy: 07:00 - 11:00

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Địa chỉ: 1 Tôn Thất Tùng, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 13:30 - 16:30, 06:30 - 12:00

Thứ Bảy: 06:30 - 12:00

Chủ Nhật: 07:30 - 12:00

>>> Xem thêm: Tình trạng trẻ sơ sinh bị còi xương và cách khắc phục

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!