Khi nào nên ngừng quấn khăn cho trẻ?

Chăm Sóc Bé - 01/16/2025

Quấn khăn là một phương pháp được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Việc quấn khăn sẽ giúp bé ngủ ngon giấc và ít bị giật mình hơn. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng không nên để bé bị phụ thuộc vào chiếc khăn quá lâu để có được giấc ngủ ngon.

Quấn khăn là một phương pháp được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Việc quấn khăn sẽ giúp bé ngủ ngon giấc và ít bị giật mình hơn. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng không nên để bé bị phụ thuộc vào chiếc khăn quá lâu để có được giấc ngủ ngon.

Theo ý kiến một số chuyên gia nhi cho rằng ba mẹ nên ngừng quấn khăn cho bé sau khi bé được hai tháng tuổi nhưng cũng có ý kiến cho rằng nên để bé quấn khăn hết 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, mỗi bé có sự phát triển và sự thích nghi tự nhiên khác nhau nên sẽ không có một thời điểm cụ thể cho việc ngừng không quấn khăn. Các mẹ nên quan sát sự thích nghi và phát triển của bé và bắt đầu tập cho bé dần quen với việc ngủ mà không cần quấn khăn. Việc dần dần cho bé bỏ thói quen quấn khăn nên thực hiện chậm rãi, từ từ.

Bắt đầu giảm thời gian quấn khăn khi bé được hơn 1 tháng tuổi

Khi bé đã bắt đầu bước sang tháng tuổi thứ hai, các mẹ nên cắt giảm thời gian bé quấn khăn. Thay vì việc để bé quấn khăn cả ngày thì ngay sau khi bé thức dậy nên tháo khăn quấn để bé bắt đầu cảm nhận được việc không nhất thiết phải quấn khăn. Thêm vào đó, việc bỏ khăn sẽ giúp kích thích phát triển các kỹ năng vận động cho trẻ và phát triển và hoàn thiện hệ thống xương khớp và cơ cho trẻ.

Quan sát biểu hiện của bé để chọn thời điểm ngừng quấn khăn

Khi nào nên ngừng quấn khăn cho trẻ?

Nếu thấy bé vặn vẹo nhiều hơn khi ngủ, đập chân, đập tay thì các mẹ nên ngừng quấn khăn cho bé khi ngủ để bé cảm thấy thoái mái hơn.

Khi còn là trẻ sơ sinh, bé rất thích được ngủ trong môi trường giống khi còn nằm trong bụng mẹ. Chính vì thế mà việc quấn khăn thường giúp bé ngủ ngon hơn. Nhưng khi lớn, các bé sẽ lại bắt đầu không còn thích sự bó buộc này nữa, thời điển đó việc quấn khăn không còn là cần thiết với bé nữa. Các bậc phụ huynh nên quan sát phản ứng của trẻ, nếu thấy bé vặn vẹo nhiều hơn khi ngủ, đập chân, đập tay,... không muốn quấn khăn nữa thì các mẹ nên ngừng quấn khăn cho bé khi ngủ để bé cảm thấy thoái mái hơn.

Ngừng việc quấn khăn bằng cách dần dần nới lỏng khăn quấn

Khi nào nên ngừng quấn khăn cho trẻ?

Việc bỏ khăn sẽ giúp kích thích phát triển các kỹ năng vận động cho trẻ và phát triển và hoàn thiện hệ thống xương khớp và cơ cho trẻ.

Để giúp bé bỏ được thói quen quấn khăn khi ngủ, ba mẹ nên liên tục đổi để một tay ngoài và một tay trong và một tay ngoài khăn quấn sẽ từ tự tập cho bé việc vận động khi ngủ. Sau đó, một vài ngày khí thấy bé đã bắt đầu ngủ ngon với tư thế một tay bên ngoài thì bạn có thể bắt đầu để cả hai tay bé ra ngoài. Tiếp theo là phần chân và sau đó toàn thân bé, khi đó bé sẽ bắt đầu ngủ ngon mà không cần lót bọc khăn bên ngoài nữa.

Quấn khăn tuy có thể giúp ích cho giấc ngủ của các bé nhưng việc quấn khăn lại có thể mang lại những tác hại nguy hiểm như: tăng nguy cơ ngạt thở, làm bé nóng bức ngột ngạt khó chịu, gây ảnh hưởng tới xương hông, dễ khiến bé bị cảm lạnh. Chính vì vây, các bậc phụ huynh nên giúp bé lựa chọn một thời điểm ngừng quấn khăn thích hợp để hạn chế các nguy cơ do việc quấn khăn thường xuyên và giúp bé phát triển kỹ năng vận động của hệ xương khớp.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!