Khoai tây có tốt cho bệnh nhân tiểu đường ?

Kiến Thức Y Học - 10/06/2024

Ngày nay có rất nhiều người mắc bệnh tiểu đường và các biến chứng liên quan của nó. Một số người quan niệm chỉ có thuốc mới khắc phụ được bệnh này, tuy nhiên trong thực tế, việc thay đổi trong lối sống và chế độ ăn uống có thể giúp bạn khắc phục bệnh tiểu đường.

Ngày nay có rất nhiều người mắc bệnh tiểu đường và các biến chứng liên quan của nó. Một số người quan niệm chỉ có thuốc mới khắc phụ được bệnh này, tuy nhiên trong thực tế, việc thay đổi trong lối sống và chế độ ăn uống có thể giúp bạn khắc phục bệnh tiểu đường.

Kế hoạch ăn uống cho bệnh nhân bị tiểu đường

''Kế hoạch ăn uống cho bệnh nhân bị tiểu đường " là một hướng dẫn toàn diện về những gì bệnh nhân tiểu đường nên ăn, ăn bao nhiêu và ăn khi nào. Đó là một kế hoạch dựa trên chỉ số Glycemic (GI) của các loại thực phẩm, số lượng carbohydrate (đếm carb) và các phương pháp khác. Chế độ ăn uống dạng cho bệnh nhân bị tiểu đường tốt nhất nên được đưa ra bởi chuyên gia dinh dưỡng. Các chế độ ăn uống là khác nhau cho các cá nhân khác nhau, tùy thuộc vào mức độ đường trong máu, mức độ hoạt động và kiểm soát bệnh tiểu đường nói chung.

Nói chung, một quy tắc bạn cần phải nhớ là không nên ăn vượt quá hơn 15 gram carbohydrate trong một bữa ăn nhẹ, ăn trưa và ăn tối, tuy nhiên, 15-30 gam carbohydrate cho phụ nữ và 30-45 gram carbohydrate cho nam giới cũng được cho là hợp lý. Đáng chú ý, Bạn không nên ăn các thực phẩm có GI bởi chỉ số GI cao trong thực phẩm sẽ dẫn đến sự gia tăng ở lượng đường trong máu và mức độ insulin.

Khoai tây có tốt cho bệnh nhân tiểu đường ?


Thông tin về khoai tây

Khoai tây rẻ, sẵn có và là một loại thực phẩm thiết yếu cho nhiều người. Toàn bộ tinh bột phân hủy thành đường, điều này có thể làm mọi người nghi ngờ về vai trò của khoai tây trong khẩu phần ăn uống của người bị tiểu đường. Khoai tây cũng chứa rất nhiều chất xơ, vitamin C, B6 và kali. Tuy nhiên, nổi bật hơn cả là khoai tây không chứa chất béo và cholesterol. Một củ khoai tây nhỏ khối lượng 150 gram chứa 110 calo, trong đó chứa khoảng 25 gram carbohydrate.

Theo tiêu chuẩn các bữa ăn cho bệnh nhân tiểu đường, 50gam khoai tây là một sự lựa chọn hoàn hảo cho lượng carbohydrate nạp vào cơ thể, tức là., 15 gram carbs. Chỉ số GI của khoai tây nằm trong khoảng 58 và 111; trung bình là 78 ​​cho loại khoai tây luộc và 87 cho khoai tây chế biến.

Tùy thuộc vào mức độ carbohydrate một bệnh nhân tiểu đường cần mỗi ngày, khoai tây có thể được đưa vào trong kế hoạch bữa ăn của bệnh nhân tiểu đường. Hãy để các chuyên gia dinh dưỡng quyết định số lượng của khoai tây trong mỗi bữa ăn. Nó cũng phụ thuộc vào những thứ khác ăn kèm với khoai tây trong bữa ăn đó. Ví dụ, súp lơ hấp là một sự lựa chọn tuyệt vời kèm với khoai tây trong một bữa ăn.

Khoai tây có tốt cho bệnh nhân tiểu đường ?

Kết luận

Khoai tây chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và là một phần rất quan trọng đối với tất cả những người mắc hoặc không mắc tiểu đường. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ với số lượng lớn và nấu nướng không đúng cách sẽ khiến khoai tây trở nên không tốt cho sức khỏe. Khoai tây chiên hoặc khoai tây nấu với bơ thực vật, bơ, phô mai hoặc kem là không tốt. Tất cả những gì bạn cần làm là phải thận trọng về mức độ đường trong máu của bạn. Mỗi bệnh nhân tiểu đường dung nạp lượng khoai tây hoặc bất kỳ thực phẩm khác khác nhau. Vì vậy, bạn cần phải theo dõi lượng đường trong máu của bạn hàng ngày hoặc theo khuyến cáo của các bác sỹ, đặc biệt bạn phải kiểm tra lượng đường trong máu 2 giờ sau bữa ăn và đảm bảo rằng nó không được vượt quá mức kiểm soát.

Lily & WeCare khuyên bạn nên hạn chế ăn quá nhiều khoai tây, đặc biệt là các món khoai tây chiên, rán để tránh nạp vào cơ thể một lường đường không cần thiết.

Nguồn: Practo

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!