Rau ngải cứu – Vị thuốc quý trong Đông y
Ngải cứu tuy không phổ biến như rau ăn hàng ngày nhưng hoàn toàn có thể chế biến thành những món ăn thuốc chữa bệnh. Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền, Hội Đông y Việt Nam), trong Đông y, ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, được sử dụng rất lâu đời trong dân gian.
Ngải cứu tuy không phổ biến như rau ăn hàng ngày nhưng hoàn toàn có thể chế biến thành những món ăn thuốc chữa bệnh.
'Ngải cứu thường được sử dụng để chữa trong các trường hợp phụ nữ có kinh nguyệt không đều, thổ huyết, chảy máu cam, đi tiểu ra máu, ghẻ lở, viêm da, dị ứng, viêm gan, điều hòa khí huyết, ôn kinh, an thai. Đặc biệt là vào tiết trời lạnh, rét đau rét hại, ngải cứu hoàn toàn có thể chế biến thành những món ăn, bài thuốc chữa đau nhức đầu, đau họng, đau nhức xương khớp, đau bụng do lạnh, nôn mửa, kiết lỵ…', lương y Vũ Quốc Trung cho biết.
Nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy lá ngải cứu chứa tinh dầu, các flavonoid, các acid amin, như adenin, cholin. Với những loại chất quý giá này, ngải cứu có tính năng chữa đau nhức đầu, đau nhức xương khớp cực hiệu quả vào mùa đông cũng như nhiều công dụng chữa bệnh khác.
Ngải cứu thường được sử dụng để chữa trong các trường hợp phụ nữ có kinh nguyệt không đều.
Theo Draxe, chất Artemisinin là một chất chiết xuất từ cây ngải cứu được chế biến thành thuốc thảo dược chống sốt rét cực mạnh, làm giảm số lượng ký sinh trùng trong máu của bệnh nhân sốt rét. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo các liệu pháp phối hợp dựa trên ngải cứu là phương pháp điều trị đầu tiên đối với sốt rét không biến chứng. Ăn ngải cứu có tác dụng tẩy giun trong đường ruột, chữa bệnh Crohn, kháng khuẩn, kháng nấm, chữa đau nhức cực tốt… Công dụng của ngải cứu vô cùng lớn, được sử dụng rộng rãi trong cả Đông y lẫn Tây y.
Ăn ngải cứu có tác dụng tẩy giun trong đường ruột, chữa bệnh Crohn, kháng khuẩn, kháng nấm, chữa đau nhức cực tốt…
Những bài thuốc chữa bệnh thường gặp vào mùa đông từ ngải cứu
Theo lương y Vũ Quốc Trung, vào mùa đông, nhất là vào những giai đoạn thời tiết lạnh buốt, rét đau như hiện nay, chúng ta nên sử dụng ngải cứu để chế biến thành những món ăn, bài thuốc chữa bệnh thường gặp vào mùa đông. Khi nhiệt độ vào mùa đông tiếp tục giảm, ngải cứu chính là một vị thuốc cứu cánh cho bệnh nhân thấp khớp, đau nhức xương khớp do trời lạnh hơn bình thường. Không những thế, nếu bạn bị đau nhức đầu dữ dội do nhiệt độ giảm quá nhiều, đau bụng do lạnh cũng đều có thể tận dụng ngải cứu để chữa bệnh. Cùng tìm hiểu những bài thuốc chữa bệnh thường gặp vào mùa đông từ ngải cứu sau đây:
- Đau bụng do lạnh, phụ nữ có kinh nguyệt không đều, xuất hiện khí hư bất thường: Ăn canh ngải cứu nấu thịt nạc sẽ giúp chữa trị những chứng bệnh này. Bạn chỉ cần lấy thịt lợn nạc băm nhỏ, đem tẩm ướp gia vị tùy thích rồi xào qua, nêm nước, đun sôi, sau đó cho rau ngải cứu vào đun sôi. Tắt bếp, bạn nêm thêm hạt nêm cho vừa miệng, ăn với cơm khi còn nóng.
- Đau nhức đầu khi trời lạnh, đau đầu do máu không lưu thông lên não: Ăn trứng gà rán với ngải cứu. Lấy một nắm lá ngải cứu đem thái nhỏ, sau đó trộn với trứng gà, nêm gia vị vừa miệng, đem vào chảo rán chín. Ăn với cơm khi còn nóng sẽ giúp giảm đau nhức đầu do trời lạnh rất tốt.
- Bồi bổ xương cốt, giúp xương cốt linh hoạt, dẻo dai, tăng cường sức khỏe xương khớp: 1 con gà đen 500g, táo đỏ 3 quả, kỷ từ, 3 lát sâm ta, ngải cứu, hạt sen, tam thất, hạt nêm. Gà đen làm sạch, nhồi tất cả những nguyên liệu kia vào trong bụng gà, đổ nước, hầm nhừ, nêm hạt nêm cho vừa miệng. Ăn khi còn nóng.
Ăn ngải cứu giúp bồi bổ xương cốt, giúp xương cốt linh hoạt, dẻo dai, tăng cường sức khỏe xương khớp
- Giảm đau do thấp khớp tấn công vào mùa đông: Lá ngải cứu tươi 50g, lá lốt 50g, gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ. Thái nhỏ lá lốt, ngải cứu, đun lấy nước để nấu cháo. Khi ăn, bạn cho thêm đường đỏ, ăn ngay khi vẫn còn nóng. Ăn liên tục trong 3-5 ngày sẽ giúp giảm đau do bệnh thấp khớp tái phát.
- Chữa đau họng, viêm họng: Hái 5-10 ngọn ngải cứu non, thêm chút muối, nhai và nuốt dần sẽ giúp chữa viêm họng cực tốt. Bạn cố gắng duy trì nhai 2-3 lần mỗi ngày, nhai trong 3-5 ngày sẽ đánh bay đau họng.
Mặc dù ngải cứu rất tốt cho sức khỏe, nhất là vào mùa đông, tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo không nên lạm dụng. Trong ngải cứu có thành phần độc tố, chỉ nên sử dụng theo từng đợt, khi khỏi bệnh cần ngừng ngay. Tránh sử dụng như một loại rau ăn thông thường. Chị em phụ nữ sử dụng để an thai, điều hòa kinh nguyệt cũng không được lạm dụng. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của lương y, bác sĩ đông y để ngải cứu phát huy tác dụng chữa bệnh, không gây hại sức khỏe.
Theo Helino
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!