Tiền thân của Bệnh viện 198 có lịch sử gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đã có rất nhiều bệnh nhân ở các nước có nền y học tiên tiến như Anh, Bỉ, Nga, Hàn Quốc, Australia đã tìm đến Bệnh viện để được điều trị. Ngay sau đây hãy cùng Lily & WeCare chia sẻ một số kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện 198 trong bài viết dưới đây.
Bệnh viện đa khoa tuyến Trung ương đầu ngành của Y tế CAND
Theo kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện 198 có nhiệm vụ khám và điều trị bệnh cho cán bộ chiến sĩ, công nhân viên công an, đối tượng bảo hiểm và nhân dân khi có yêu cầu. Hiện nay, Bệnh viện 19-8 là Bệnh viện đa khoa Hạng I với quy mô tới 600 giường bệnh. Tại đây được chia làm 3 khối:
- Khối ngoại gồm các khoa như Chấn Thương Chỉnh Hình; Ngoại Tiết Niệu; Ngoại Bụng; Gây Mê - Hồi Sức; Khoa Ngoại Thần Kinh; Khoa Mắt; Răng Hàm Mặt; Khoa Tai Mũi Họng; Khoa ngoại sản
- Khối nội có các Khoa nội Tiêu Hóa; Truyền Nhiễm; Lao; Nội Thần Kinh; Da Liễu; Nội Thận, khớp; Nội Tiết.
- Khối cận lâm sàng có khám bệnh; TT Huyết học truyền máu; giải phẫu bệnh, chẩn đoán hình ảnh, vật lý trị liệu.
Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện 198
1. Địa chỉ và giờ làm việc
Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện 198, thì Bệnh viện tọa lạc tại Số 9 Trần Bình - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội, Bệnh viện khám bệnh vào các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, không khám vào thứ 7 và chủ nhật.
2. Bác sĩ ở khoa khám bệnh của BV
Với kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện 198, tại khoa khám bệnh có nhiều bác sĩ giỏi như: THS/BS Trương Đức Tuấn và BS Phạm Văn Thịnh.
Khoa khám bệnh thực hiện đón tiếp người bệnh đến khám bệnh và điều trị ngoại trú; sơ cứu xử trí bệnh nhân nặng trước khi di chuyển vào các khoa điều trị khác. Hiện nay BV 198 đang tiến hành cải tạo lại khoa Khám bệnh để xây dựng khu khám bệnh thuận tiện hơn.
3. Khoa nội thần kinh
Theo kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện 198, thì Khoa nội thần kinh đang triển khai các kỹ thuật:
- Kỹ thuật ghi điện não đồ vào vi tính
- Kỹ thuật laser nội mạch để điều trị các bệnh lý thần kinh, tâm thần.
- Kỹ thuật ghi điện cơ để điều trị các bệnh lý thần kinh-cơ.
- Kỹ thuật tiêm ngoài màng cứngđể điều trị các bệnh lý về cột sống và đĩa đệm.
4. Khoa ngoại sản & KHHGĐ
Khoa ngoại sản và kế hoạch hóa gia đình làm nhiệm vụ Chăm sóc sức khoẻ sinh sản các cán bộ chiến sĩ công an, và nhân dân; Khám và điều trị sản phụ khoa; Điều trị ngoại trú các bệnh Sùi mào gà âm hộ, âm đạo; Khám và quản lý thai; Phẫu thuật các khối u sinh dục, u vú; Phẫu thuật nội soi u xơ tử cung; Đỡ đẻ, mổ lấy thai; Tư vấn sức khoẻ sinh sản...
Chia sẻ kinh nghiệm đi khám thai tại Bệnh viện 198
Top 5 cơ sở khám và điều trị bệnh trĩ đáng tin cậy tại Hà Nội
5 cơ sở xét nghiệm máu được đánh giá cao ở Hà Nội
Chào mừng 105 năm thành lập bệnh viện Bạch Mai
Chữa vô sinh hiếm muộn ở đâu tốt tại Hà Nội
Khám và điều trị bệnh sùi mào gà ở đâu uy tín tại Hà Nội
Mặc dù Bệnh viện 198 không phải là đơn vị chuyên khoa vế phụ sản, tuy nhiên đây lại là địa chỉ có rất nhiều chị em lựa chọn để vượt cạn. Nói về kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện 198, một bạn có nickname:Me_moka trên diễn đàn kenhtretho.vn chia sẻ kinh nghiệm đi khám thai như sau: Khi đến đây khám thai, mua sổ khám bệnh 3 nghìn tại cửa số 3 luôn, và được chỉ định lên phòng 208 khám thai. May thay ở phòng khám thai không phải chờ lâu, cứ túc tắc mẹ bầu này ra thì mẹ bầu khác vào, không đông đúc nhưng cũng không đến nỗi vắng vẻ các mẹ bầu. Bác sỹ hỏi đến khám gì, mình trả lời là khám thai và có ý định sinh ở đây, nhờ bác sỹ cho làm các xét nghiệm trước sinh. Bác sỹ cân đo đong đếm, rồi cho 3 phiếu đi xét nghiệm (xét nghiệm máu, siêu âm 2D, điện tim) - của mình không có phiếu xét nghiệm nước tiểu, nhưng có bà bầu khác thì lại thấy có. Mang sổ khám bệnh và 3 phiếu xét nghiệm đến áp giá ở quầy áp giá bảo hiểm y tế, sau đó mới đem đi đến các phòng làm xét nghiệm.
Theo như chia sẻ thì các chị em nên đi đặt phiếu siêu âm 2D ở phòng siêu âm đã, vì rất đông nên có khỉ phải chờ vài tiếng. Sau đó đi xét nghiệm máu (nếu đông thì đặt phiếu rồi đi làm điện tim sau đó quay lại sau, nếu thưa thì chờ lấy máu luôn), nếu ai có phiếu xét nghiệm nước tiểu thì cũng lấy ống tại phòng xét nghiệm máu và đi lấy nước tiểu để xét nghiệm ở phòng đó luôn. Đi làm điện tim (bác sỹ hẹn một lúc sau đến lấy kết quả), còn xét nghiệm máu, làm điện tim xong hãy quay lại phòng siêu âm. Sau khi có kết quả, mang kết quả điện tim, siêu âm 2D, xét nghiệm nước tiểu (nếu có) trở lại phòng khám thai 208 để bác sỹ kết luận. Còn kết quả xét nghiệm máu sẽ được gửi trực tiếp về khoa sản.
Nếu muốn trong buổi sáng làm xong các xét nghiệm, thì các mẹ nên đến sớm tầm 7 giờ sáng để nhanh chóng làm xong siêu âm 2D trong buổi sáng (vì rất đông người xếp hàng).
Cũng chia sẻ về vấn đề đi sinh tại BV 198, một bạn có nickname: muadong83 trên diễn đàn webtretho.com cho biết: Mình năm 2009 sinh ở đây, cảm nhận là thoải mái sạch sẽ, BS và y tá khá ổn. Mình làm thủ tục trước sinh 1 tuần nhưng nghe bảo là nên 1 tháng vì vào đăng ký sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm. Nếu lỡ không may dính viêm nhiễm hay vấn đề gì còn có thời gian điều trị và lên tinh thần. Lúc đii đẻ 2h sáng lên gọi BS vẫn rất nhiệt tình, hồi đó có 2 vợ chồng đi thôi vì nghĩ chắc chưa sinh vì mình chỉ đau lưng mà ít đau bụng. Nhưng lên là bác sĩ cho lên bàn sinh luôn vì đã mở 7 phân.
Vợ vào phòng đẻ chồng làm thủ tục, Còn chi phí thì đến lúc ra viện hết tất cả 1030.000 đồng. Đó lá do mình sinh pocxep vì mình không biết rặn, không biết đẻ thường thì có ít hơn không. Hiện tại tớ đang có tập 2 gần 12 tuần, cũng lên kế hoặch sinh tiếp ở đây.
Với những kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện 198 mà Lily & WeCare vừa gửi đến quý bạn đọc ở trên, mong rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích và thiết thực nhất để những bệnh nhân có nhu cầu thăm khám tại đây nắm được một cách tốt nhất.
Nguồn: Bệnh viện 198
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!