Bệnh viện Mắt Đà Nẵng được thành lập dựa trên cơ sở Trạm Mắt Quảng Nam - Đà Nẵng, sau đó phát triển thành Trung tâm Nhãn khoa Đà Nẵng. Và đến nay, Bệnh viện Mắt Đà Nẵng trở thành bệnh viện chuyên khoa của khu vực. Chính vì thế lượng bệnh nhân thăm khám tại đây rất nhiều. Nhằm giúp bạn đọc nắm được thông tin khám và điều trị bệnh tại bệnh viện ngay sau đây hãy cùng Lily & WeCare tham khảo qua một số Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện mắt Đà Nẵng.
Địa chỉ và thời gian làm việc
Bệnh viện Mắt Đà Nẵng tọa lạc tại địa chỉ: 68 Phan Đăng Lưu, Hải Châu, Đà Nẵng
Thời gian làm việc: Thứ 2-Thứ 6 khám từ 7 giờ 30 đến 17 giờ
Bệnh viện mắt Đà Nẵng
Qúa trình hình thành và phát triển
Theo kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện mắt Đà Nẵng, tiền thân của bệnh viện là Trạm Mắt Quảng Nam - Đà Nẵng và sau đó đổi tên thành Trung tâm Nhãn khoa Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Sau khi chia tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành Tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng, thì bắt đầu thành lập Trung tâm Nhãn khoa Thành phố Đà Nẵng trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Nhãn khoa Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Đến năm 1998, thì bắt đầu thành lập bệnh viện Mắt Đà Nẵng cho đến nay.
Đội ngũ bác sĩ ngày càng được nâng cao chuyên môn
Từ khi mới thành lập, Trạm mắt chỉ với có 18 cán bộ với những trang thiết bị khám và điều trị bệnh thô sơ không đáng kể. Nhưng đến nay, BV Mắt Đà Nẵng đã có 129 cán bộ cơ sở hạ tầng cũng khang trang với nhiều trang thiết bị tiên tiến hiện đại.
BV đã đầu tư xây dựng các chuyên khoa: Khoa Khám bệnh; Thăm dò chức năng và Cận lâm sàng; Khoa Dược; Khúc xạ; Phẫu thuật Gây mê Hồi sức và Kiểm soát nhiễm khuẩn; Glaucoma; Điều trị Khoa Phaco; Nhãn Nhi; Kết giác mạc; điều trị Khoa Đáy Mắt.
Năm 2010, BV đã được Bộ Y tế giao nhiệm vụ phụ trách chuyên khoa cho 9 tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên, BV Mắt Đà Nẵng đã trở thành bệnh viện chuyên khoa khu vực. Theo kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện mắt Đà Nẵng, trong số đội ngũ các bác sĩ của BV, phải kể đến nhiều bác sĩ có kinh nghiệm và được nhiều bệnh nhân tin tưởng như: BSCKI Nguyễn Văn Khôi; BSCKII Hồ Thị Ngọc; BSCKII Nguyễn Bá Thùy Vân; Bác sĩ Thái Lê Na... và nhiều bác sĩ khác.
Đội ngũ bác sĩ là những người tận tâm vì bệnh nhân
Bệnh viện luôn gặt hái nhiều thành công trong công tác khám và điều trị bệnh
Từ khi thành lập đến nay, Bệnh viện luôn hoàn thành tất cả các nhiệm vụ được giao. Chất lượng khám, điều trị bệnh ngày một nâng cao. Không có bệnh nhân tử vong do sai sót trong điều trị.
Với kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện mắt Đà Nẵng, trước đây được biết những bệnh về mắt phải chuyển đi Hà Nội hoặc TPHCM, thì nay khi khám và điều trị tại đây đã đỡ tốn kém rất nhiều cho người bệnh. Trong thời gian qua, BV cũng đã không ngừng phát triển về chất lượng phẫu thuật đã ngang tầm với Hà Nội và TPHCM.
Bệnh viện Mắt Đà Nẵng là nơi khám và điều trị bệnh về mắt uy tín
Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện mắt Đà Nẵng
1. Quy trình khám đối với bệnh nhân cấp cứu
Bệnh nhân sẽ được chuyển thẳng phòng cấp cứu để bác sỹ trực thăm khám. Sau khi có kết quả mới đi làm thủ tục cho bệnh nhân nhập viện hoặc nhận thuốc hoặc mua thuốc nếu như không có chỉ định nhập viện.
2. Quy trình khám đối với bệnh nhân nội trú
- Khi bệnh nhân có chỉ định nhập viện, sẽ được nhân viên hướng dẫn nếu như có thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân thì đến phòng tiếp nhận để chuyển đổi sang chế độ BHYT.
- Tại khoa điều trị, theo kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện mắt Đà Nẵng thì sau khi bác sỹ thăm khám, làm hồ sơ bệnh án BV sẽ cho bạn tạm ứng viện phí tùy từng loại bệnh mà có mức ứng khác nhau. Khi bệnh nhân ra viện, sẽ được làm thủ tục đến quầy viện phí để thanh toán.
Quy trình khám bệnh của bệnh nhân nội trú
3. Quy trình thu phí, lệ phí khám
Có phải bạn thường xuyên bị đau nửa đầu?
4 tư thế yoga không phải ai cũng nên tập
Bí quyết ăn khuya giúp ngủ ngon mà không sợ béo
Bữa sáng ăn gì để tốt nhất cho sức khỏe?
Giải pháp an toàn cho sức khỏe trong mùa bóng EURO 2016
1. Đối với khám bệnh dịch vụ:
+ Bệnh nhân khi đăng ký khám sẽ được tiếp nhận thông tin cơ bản để lưu lại
+ Sau đó nhân viên thu lệ phí lần lượt gọi bệnh nhân theo thứ tự, đồng thời nhập liệu dựa trên mã số lượt khám bệnh
+ Nếu trong quá trình khám bệnh cần tiến hành các dịch vụ cận lâm sàng, thì bạn mang giấy chỉ định của bác sỹ đến bộ phận thu phí để được nhập liệu
2. Khám BHYT
- Trường hợp bạn có thẻ BHYT nhưng không có giấy chuyển viện hợp lệ thì sẽ không được hưởng chi phí BHYT. Trường hợp có thẻ BHYT và có giấy chuyển viện hợp lệ thì khi đăng ký xong có thể nộp thẻ BHYT, giấy chuyển viện và thực hiện khám bệnh.
Các toa thuốc được BS kê đơn sẽ được điều dưỡng phòng khám nhập vào hồ sơ trên máy để in ra bảng thanh toán BHYT ngoại trú và bạn mang tờ kê đến phòng thu phí.
Nguồn: BV Mắt Đà Nẵng
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!