Viện Pasteur là một trong những trung tâm y tế chuyên sâu và là cơ sở y tế dự phòng hàng đầu tại khu vực phía Nam tổ quốc. Viện là nơi thực hiện các hoạt động chỉ đạo và giám sát, giúp cho việc phòng chống các dịch bệnh và thực hiện các phương trình mục tiêu của quốc gia, cũng như là các hoạt động về y tế công cộng. Để hiểu hơn về viện Pasteur, hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu kinh nghiệm đi khám tại Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh trong bài sau.
Địa chỉ và lịch làm việc
Viện Pasteur TP. HCM tọa lạc trên đường 252 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3 (góc đường Võ Thị Sáu - Nam Kỳ Khởi Nghĩa).
Viện Pasteur có lịch làm việc như sau:
1. Khoa Xét nghiệm
- Làm việc từ thứ 2- thứ 6: bắt đầu từ 7 giờ sáng - 11 giờ ; Chiều từ 13 giờ - 17 giờ (xét nghiệm nước, thực phẩm, lấy máu làm việc tới 16h)
- Thứ 7: buổi sáng từ 7 giờ - 11 giờ ; Chiều từ 13 giờ -16 giờ (buổi chiều thứ 7 chỉ trả kết quả, không nhận xét nghiệm)
- Chủ nhật: nghỉ
2. Khám bệnh và tiêm phòng ngừa
- Thứ 2 - thứ 6: buổi sáng làm việc từ 7 giờ - 11 giờ ; Chiều làm việc 13 giờ - 18 giờ (phòng siêu âm và đo điện tim chỉ làm việc đến 16 giờ)
- Thứ 7: Sáng làm việc từ 7 giờ - 11 giờ ; Chiều làm việc từ 13 giờ - 16 giờ (siêu âm và đo điện tim chỉ làm việc đến 11 giờ)
- Chủ nhật: Sáng làm việc từ 7 giờ 30 - 10 giờ 30 (chỉ thực hiện tiêm ngừa) - Chiều nghỉ.
VIỆN PASTEUR
Đầu tư trang thiết bị hiện đại
Hệ thống Labo của viện Pasteur được trang bị hiện đại, cùng với đội ngũ y bác sĩ không nhưng trao dồi kỹ năng cũng như kiến thức. Tính tới thời điểm hiện tại khoa xét nghiệm lâm sàng đã thực hiện được hơn 200 loại xét nghiệm như: xét nghiệm huyết học, sinh hóa, miễn dịch, huyết thanh chuẩn đoán.... Ngoài ra viện còn chuẩn đoán một số các kỹ thuật y tế chuyên sâu như: Phân lập vi rút HIV, xác định các type di truyền, khảo sát các dấu ấn trên bề mặt tế bào, các kỹ thuật PCR và các kỹ thuật xét nghiệm hiện đại khác.
Không những vậy Viện Pasteur còn đầu tư hệ thống máy Model CELLDYN RUBY nhằm xét nghiệm công thức máu; Model AU680 nhằm xét nghiệm sinh hóa; Máy xét nghiệm sinh hóa - miễn dịch Model cobas e 601; Máy điện di HEMOGLOBINH & PROTEIN; ARCHITECT i2000SR nhằm xét nghiệm hệ miễn dịch; COBAS AmpliPrep/COBAS TaqMan 48 hệ thống định lượng virus tự động; Hệ thống phân tích kiểu hình tế bào 6 màu BD FACSCantoTM II; Máy tách chiết Acid Nucleit 96 Model MagNA Pure 96; Máy tách chiết Acid Nucleitc tự động MagNA Pure 96; Hệ thống ELISA tự động ETIMAX 3000 và Hệ thống Real Time PCR.
Kinh nghiệm đi khám tại Viện Pasteur TP.HCM
1. Làm xét nghiệm
Mong muốn lớn nhất là sự hài lòng tối đa của bệnh nhân khi tới khám bệnh. Viện Pasteur đã tiến hành xây dựng phòng xét nghiệm theo tiêu chuẩn chất lượng ISO. Thanh toán tại tại Viện Pasteur theo hình thức trả tiền trực tiếp tại phòng tiếp nhận XN thuộc khoa Xét nghiệm. Bệnh viện, Phòng khám đa khoa, Công ty, Xí nghiệp có thể đăng ký thanh toán theo hợp đồng.
Kết quả xét nghiệm sẽ được trả trực tiếp cho người bệnh hoặc người có giấy hẹn ( thường là hoá đơn xét nghiệm). Kết quả khám bệnh tại Viện Pasteur sẽ được trả trực tiếp cho bệnh viện phòng khám thông qua fax, qua đường bưu điện. Tại đây luôn luôn cố gắng trả kết quả sớm nhất, nhanh nhất trong buổi sáng, trong ngày tùy loại xét nghiệm. Vài xét nghiệm có thể lâu hơn như sinh học phân tử, nuôi cấy vi sinh...
2. Khám bệnh
Viện Pasteur bắt đầu làm việc từ 7 giờ sáng tới 17 giờ hàng ngày, với đội ngũ y bác sĩ năng động sẽ giúp bệnh nhân giải đáp được mọi thắc mắc về sức khỏe và bệnh tật. Ngoài ra các y bác sĩ còn hướng dẫn thực hiện thêm các xét nghiệm chẩn đoán y khoa, siêu âm tuyến vú, siêu âm tuyến giáp, khám và điều trị các bệnh lý...
Chính vì thế khi tới khám tại Viện Pasteur bệnh nhân sẽ được giải đáp mọi thắc về về bệnh tình của mình, được hướng dẫn điều trị theo phương pháp tốt nhất. Phụ trách khám và điều trị bệnh tại Viện Pasteur là những BS giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao trong nghề như: TS.BS. Cao Hữu nghĩa; THS.BS. Nguyễn Ngọc Anh Tuấn; BS.CKII. Nguyễn Viết Thịnh; THS.BS. Nguyễn Minh Ngọc; THS.BS. Trần Quang Ngọc; BS.CKI. Hoàng Tương Giao; BS.CKI. Huỳnh Văn Bé Phương; BS.CKI. Nguyễn Đức Minh; BS. Đinh Văn Thới;BS. Nguyễn Thị Thu Thủy; BS. Nguyễn Thị Thu Hường; BS. Đỗ Xuân Hoàng.
3. Hướng dẫn dịch vụ tiêm phòng ngừa
- Tiêm phòng ngừa Bệnh dại: Thực hiện tiêm cho những người bị chó dại căn, dơi cắn hoặc những con vật nghi bị dại cắn... bệnh nhân sẽ được tiêm huyets thanh kháng dại và vắc xin giúp phòng bệnh dại.
- Tiêm ngừa Viêm gan siêu vi B: người có xét nghiệm HBsAg âm tính sẽ thực hiện tiêm phòng ngừa, tiêm 3 liều căn bản cho bệnh nhân bao gồm: liều thứ 2 cách liều đầu 1 tháng, liều thứ 3 cách liều đầu 6 tháng.
- Tiêm ngừa viêm gan siêu vi A: đối tượng trên 12 tháng tuổi cần được tiêm, tiêm 2 liều cơ bản và cách nhau 6 tháng.
- Tiêm ngừa Viêm màng não mũ do HIB (Hemophilus Influenza B): Tiêm phòng cho trẻ nhỏ từ 2 tháng đến 5 tuổi. Trẻ từ 2-6 tháng sẽ được tiêm 3 liều cơ bản (mỗi liều cách nhau 1-2 tháng), nhắc lại sau 1 năm. Trẻ từ 6-12 tháng sẽ tiêm 2 liều cơ bản, sau đó nhắc lại sau 1 năm. Trẻ trên 12 tháng sẽ tiêm 1 liều duy nhất.
- Tiêm phòng Viêm não nhật bản B (JEV): Tiêm phòng ngăn ngừa viêm não Nhật Bản dành cho người lớn và trẻ em trên 12 tháng tuổi, bắt buộc tiêm 3 liều cơ bản trong 1 năm (liều thứ 2 cách liều đầu 1-2 tuần, liều thứ 3 cách liều đầu 1 năm), sau đó thực hiện tiêm phòng 3 năm 1 lần
- Tiêm phòng ngừa Trái rạ (Thuỷ đậu): Tiêm phòng dành cho người lớn và trẻ em trên 12 tháng tuổi, nên tiêm phòng 2 liều, mỗi liều cách nhau từ 1 tới 2 tháng.
- Tiêm phòng ngừa Sởi - Quai bị - Rubela: Tiêm phòng cho người lớn và trẻ trên 12 tháng, còn đối với các trẻ nhỏ: nên tiêm phòng 1 liều cơ bản sau đó tiêm phòng lại lúc trẻ 4-12 tuổi. Trẻ lớn và người lớn phải tiêm 1 liều duy nhất.
- Tiêm phòng Viêm màng não mũ do Não mô cầu (Meningo A+C): Tiêm phòng dành cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi, thực hiện tiêm1 liều cơ bản, sau đó tiêm phòng lại 3 năm 1 lần
- Tiêm phòng ngăn ngừa Cúm: Tiêm phòng cho người lớn và trẻ em từ 6 tháng tuổi, trẻ em dưới 8 tuổi lần đầu tiên phải tiêm phòng 2 liều cách nhau ít nhất 1 tháng, trẻ em trên 8 tuổi tiêm 1 liều sau đó tiêm phòng lại mỗi năm 1 lần.
- Tiêm phòng Thương Hàn: Tiêm phòng cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi, tiêm 1 liều cơ bản sau đó tiêm lại 3 năm 1 lần.
- Uống thuốc phòng ngừa tiêu chảy cấp (trẻ em): thuốc chỉ sử dụng cho trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi, liều đầu tiên có thể sử dụng là trẻ từ 6 tuần tuổi, liều thứ 2 cách liều thứ nhất ít nhất 1 tháng.
- Tiêm phòng HPV (Ung thư cổ tử cung): Chỉ tiêm phòng dành cho người từ 9 - 26 tuổi, tiêm 3 liều: Liều thứ 1 tiêm theo chỉ định, liều thứ 2 tiêm cách liều đầu 1 tháng, liều thứ 3 tiêm cách liều đầu 6 tháng.
Chia sẻ kinh nghiệm đi khám cho trẻ tại Viện Pasteur TP.HCM
Theo chia sẻ tổng hợp trên diễn đàn vuoncuabe.com, một số mẹ sau khi đưa con đi khám và tiêm phòng tại viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh nhiều lần rút ra được một vài kinh nghiệm khi đi khám và chia sẽ như sau:
1.Viện Pasteur thường rất đông, nên các mẹ nên cố gắng đến sớm trước giờ làm việc để tiện cho việc giữ xe và bốc số thứ tự nhé, và tốt nhất nên đi vào buổi sáng sớm vì thời tiết mát mẻ và bệnh nhân ít nên sẽ đỡ phải chờ lâu, và tốt nhất nên tránh đi vào thứ 2 ,thứ 6 , vì theo kinh nghiệm của một số mẹ thì những ngày này lượng bệnh nhân đến khám và tiêm phòng hơi đông.
2.Sau khi giữ xe xong, các mẹ sẽ vào phòng khám bệnh, gặp quầy tư vấn nói loại vắc xin mình muốn tiêm phòng cho con, hoặc trình cho bác sĩ tư vấn lịch tiêm phòng cho con trước đó. Nếu là lần đầu tiên sử dụng dịch vụ tại đây, bạn sẽ được bác sĩ phát cho lịch tiêm phòng và điền thông tin của bé vào. Sau đó, bạn đưa lại cho bác sĩ và lấy số tứ tự.
3.Sau khi lấy số thứ tự xong, bạn ngồi chờ phía trước phòng khám để được bác sĩ tư vấn nhé, Tuy theo lượng bệnh nhân đông hay ít mà thời gian chờ đợi lâu hay mau, nhưng trung bình là các mẹ phài chờ khoảng từ 20 đến 40 phút.
4.Sau khi bàng số thứ tự hiện đến số của bạn (hoặc kêu đến số của bạn), thì bạn đưa bé vào phòng khám và sẽ được bác sĩ tư vấn và chỉ định nên tiêm phòng vác xin gì, và bác sĩ sẽ điền lịch tiêm phòng vào “Phiếu tiêm phòng” cho bé yêu nhà bạn. Đối với một số vacxin cần xét nghiệm máu trước, thì bác sĩ sẽ chỉ định đi xét nghiệm, sau khi có kết quả xét nghiệm thì bạn sẽ quay lại để được bác sĩ tư vấn tiếp.
5.Sau đó, bạn đưa bé ra ngoài, và nộp “ Phiếu tiêm phòng” vào quầy thu tiền gần phòng tiêm phòng cho bé. Bạn sẽ ngồi chờ cùng bé khoảng 15 đến 30 phút để đến lượt đóng tiền và lấy biên lai.
6.Sau đó, bạn sẽ cùng bé xếp hàng để đến lượt tiêm cho bé. Bạn nhớ giữ bé thật chặc để bác sĩ tiêm được dễ dàng, và tránh đau cho bé nhé. Nếu bé khó tính, bạn nên đi chung với một người thân nữa.
7.Sau khi tiêm xong, bạn không nên đưa bé về liền mà nên đưa bé ra ngoài phòng ngồi chờ khoảng 15 phút để theo dõi tình trạng của bé. Nếu bạn đến Viện Pasteur là lần tái tiêm phòng của các bé, và bạn đi đúng ngày hẹn thì bạn chỉ cần đưa ‘ Phiếu tiêm phòng” cho bác sĩ ở quầy tư vấn và đi thẳng vào quấy nộp phiếu đống tiền
Bảng giá một số dịch vụ
Theo kinh nghiệm đi khám tại Viện Pasteur TP.HCM, giá các dịch vụ tại đây tương đối ổn định và phù hợp với mọi đối tượng. Tùy thuộc vào dịch vụ bạn lựa chọn sẽ có giá khác nhau, bạn có thể tham khảo bảng giá ở Viện Pasteur dưới đây:
Có phải bạn thường xuyên bị đau nửa đầu?
4 tư thế yoga không phải ai cũng nên tập
Bí quyết ăn khuya giúp ngủ ngon mà không sợ béo
Bữa sáng ăn gì để tốt nhất cho sức khỏe?
Giải pháp an toàn cho sức khỏe trong mùa bóng EURO 2016
Với những kinh nghiệm đi khám tại Viện Pasteur TP.HCM mà Lily & WeCare vừa chia sẻ, chúng tôi tin rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích dành cho quý bệnh nhân tham khảo trước khi đến đây thăm khám và điều trị.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!