Làm gì khi bị chó dại cắn?

Kiến Thức Y Học - 10/08/2024

Bệnh dại là một loại vi rút gây ra, thông thường là do chó dại cắn. Đã có rất nhiều trường hợp bị chó dại cắn (ở cả người lớn lẫn trẻ em) những người thân và người xung quanh không biết cách xử lý. Đây là một tai nạn nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu không biết cách xử lý kịp thời. Lily & WeCare sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để biết làm gì khi bị chó dại cắn.

Bệnh dại là một loại vi rút gây ra, thông thường là do chó dại cắn. Đã có rất nhiều trường hợp bị chó dại cắn (ở cả người lớn lẫn trẻ em) những người thân và người xung quanh không biết cách xử lý. Đây là một tai nạn nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu không biết cách xử lý kịp thời. Lily & WeCare sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để biết làm gì khi bị chó dại cắn.

Cách ly chó dại với người bị cắn

Ngay sau khi bị một con chó lạ từ đâu chạy đến tấn công bạn hay bạn không biết chủ của con chó đó là ai, cần phải tránh xa, cách ly nó để không bị cắn tiếp. Có nhiều cách để xua đuổi, nên tìm những thứ phòng vệ xung quanh để đuổi con chó đó ra. Cũng có những trường hợp, phải đứng yên không nên chạy vì chó sẽ có phản ứng cắn lại dữ dội hơn. Cần biết phán đoán tình hình chú chó sau khi bị cắn để bảo đảm an toàn tính mạng.

Làm gì khi bị chó dại cắn?

Làm sạch vết chó cắn

Sau khi cách ly nếu bên cạnh không có ai đi cùng để trợ giúp thì phải nhanh chóng tới nhà dân gần nhất để xin nước và rửa sạch vết thương. Khi rửa cần cho vòi nước chảy liên tục, lấy xà phòng chà lên vùng bị cắn dưới vòi nước đang chảy để loại bỏ hết chất bụi bẩn bên ngoài phòng tránh nhiễm trùng hoặc dính mầm bệnh. Lưu ý không nên chà xát quá mạnh sẽ gây bong tróc vùng da, làm tổn thương nghiêm trọng hơn.

Sát trùng kỹ vết thương

Rửa sạch vết thương thì dùng giẻ lau khô, lấy ít nước muối sinh lý hoặc oxy già đổ một ít trực tiếp lên chỗ bị chó dại cắn để sát trùng vết thương, loại bỏ vi khuẩn, mầm bệnh. Tránh đổ quá nhiều sẽ gây xót vết thương. Nếu vết thương chảy nhiều máu thì cần cầm máu ngay lập tức, bằng cách dùng băng gạc y tế hoặc vải sạch băng bó lại ngay.

Làm gì khi bị chó dại cắn?

Đưa đến cơ sở y tế

Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám vết chó cắn, bác sĩ sẽ đánh giá vết thương và yêu cầu tiêm phòng uốn ván tránh các biến chứng bất ngờ có thể xảy ra. Một việc khác là cần theo dõi chú chó đã cắn trong một thời gian để kiểm tra bất thường như: chó bỏ ăn, chảy nước dãi, khát nước, tâm trạng sợ sệt, hung dữ, điên cuồng sau 2-3 ngày thì cần sớm thông báo với với bác sĩ để kịp thời đề phòng nạn nhân bị phát bệnh dại. Khi bị chó mang vi rút dại cắn, thời gian ủ bệnh khác nhau ở mỗi người. Nhưng sớm nhất cũng phải 2 - 3 tuần mới bắt đầu có biểu hiện, có người ủ bệnh đến hàng năm mới lên cơn dại và khi đã lên cơn dại thì không có cách gì cứu sống người bệnh. Phác đồ tiêm phòng dại hiện nay chủ yếu là tiêm phòng bằng loại thuốc chế từ tế bào thận khỉ (biệt dược là Verorab) phác đồ tiêm khoảng 5 lần, theo chỉ định tiêm vào các ngày khác nhau của bác sĩ và tiêm phòng bằng thuốc chế từ tế bào não chuột còn bú (vaccin Fuenzalida) tiêm từ 4-6 lần cách 2 ngày tiêm 1 lần. Trường hợp, không có gì đặc biệt xảy ra sau 15 ngày và chú chó vẫn ăn uống, hoạt động bình thường thì bạn không cần phải tiêm phòng dại.

Làm gì khi bị chó dại cắn?

Bị chó dại cắn không nên xem thường, đã có nhiều câu chuyện thương tâm vì nạn nhân bị chó hoang cắn, nhưng không may mảy đến khả năng bị dại. Sau một thời gian dài mới bắt đầu phát bệnh, lúc đó đã muộn có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không biết cách xử lý kịp thời hoặc quá chủ quan. Một số triệu chứng của người bị chó cắn phát bệnh dại bao gồm sợ nước, sợ ánh sáng, sợ gió, các ca nặng dẫn tới liệt, hôn mê thậm chí là tử vong.

>>> Xem thêm: Người bị chó cắn phải làm gì để phòng bệnh?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!