Làm thế nào để giảm đau răng

Răng Miệng - 04/24/2024

Những cơn đau là phản ứng bảo vệ khác nhau từ những sự nhạy cảm nhẹ đến những cơn đau dữ dội và báo hiệu rằng cơ thể của bạn đang có gì đó không ổn. Đối với đau răng, nó được gây ra bởi một phản ứng của các dây thần kinh bên trong hốc tủy của răng, mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào loại và mức độ kích thích. Dưới đây là một số triệu chứng bạn có thể gặp phải và nguyên nhân gây ra nó.

Những cơn đau là phản ứng bảo vệ khác nhau từ những sự nhạy cảm nhẹ đến những cơn đau dữ dội và báo hiệu rằng cơ thể của bạn đang có gì đó không ổn. Đối với đau răng, nó được gây ra bởi một phản ứng của các dây thần kinh bên trong hốc tủy của răng, mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào loại và mức độ kích thích. Dưới đây là một số triệu chứng bạn có thể gặp phải và nguyên nhân gây ra nó.

*Triệu chứng: Nhạy cảm với đồ ăn và đồ uống lạnh hoặc nóng.

Vấn đề có thể gặp phải: Nếu sự khó chịu chỉ kéo dài trong chốc lát, sự nhạy cảm thường không phải là dấu hiệu nghiêm trọng. Nó có thể do răng bị sâu nhẹ, vết trám răng lỏng hoặc bề mặt răng bị hổng do nướu răng yếu đi, và cũng có thể do bàn chải đánh răng.

Nên làm gì: Nếu chân răng nhạy cảm, hãy giữ nó sạch sẽ, không bị dính mảng bám vi khuẩn. Dùng bàn chải mềm, chải thật nhẹ vào nướu răng, không đánh răng quá hai lần mỗi ngày. Hãy sử dụng kem đánh răng có chứa Fluoride dành cho răng nhạy cảm. Bạn cũng có thể dùng kem đánh răng như thuốc mỡ, bôi vào chân răng khoảng 10 phút hoặc hơn. Nếu sự nhạy cảm vẫn kéo dài, hãy đi gặp nha sĩ của bạn.

Làm thế nào để giảm đau răng

*Triệu chứng: Nhạy cảm với đồ nóng hoặc lạnh sau khi đã điều trị răng.

Vấn đề có thể gặp phải: Chữa răng có thể khiến răng bị nhạy cảm do các mô thịt bên trong răng bị kích thích.

Nên làm gì: Triệu chứng nhạy cảm này không nên kéo dài quá vài ngày, tuy nhiên, nếu phần sâu răng đã bị xử lý, đã trám răng hoặc mới phủ bảo vệ răng, thì chiếc răng đó sẽ cần một đến hai tuần để ổn định. Thuốc giảm đau nhẹ như Acetaminophen, aspirin hay Ibuprofen có thể giúp bạn. Nếu cơn đau vẫn kéo dài hoặc nặng hơn, hãy gặp nha sĩ.

*Triệu chứng: Đau buốt khi cắn hoặc nhai thức ăn.

Vấn đề có thể gặp phải: Sâu răng, vết trám lỏng ra và/hoặc răng bị nứt là những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này.

Nên làm gì: Hãy gặp nha sĩ để chẩn đoán các vấn đề trước khi cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Chiếc răng sâu có thể sẽ cần phải được nha sỹ nhổ đi và trám lại vết trám lỏng. Nếu cơn đau đó do tủy răng bị tổn thương, nha sĩ của bạn có thể gửi bạn sang khoa nội răng để chuyên gia điều trị chân răng cho bạn, khử trùng chân răng, trám và hàn lại những lỗ hổng để giữ răng. Có thể sẽ rất khó chữa răng bị nứt vì nó không chỉ liên quan đến tủy răng mà còn phụ thuộc cả vào vị trí và độ sâu của vết nứt.

Làm thế nào để giảm đau răng

* Triệu chứng: Nhức và tê sau khi ăn hoặc uống đồ nóng hay lạnh.

Vấn đề có thể gặp phải: Tình trạng này có thể có nghĩa là tủy răng bị viêm và/hoặc suy giảm, sự tổn thương không thể phục hồi thường là kết quả của sâu răng hoặc chấn thương vật lý.

Nên làm gì: Gặp nha sĩ hoặc bác sĩ nội khoa răng để chẩn đoán các vấn đề trước khi cơn đau trở nên dữ dội hơn do áp xe gia tăng. Chiếc răng sẽ cần được điều trị chân răng để loại bỏ phần tủy đang chết hoặc đã chết để cứu chiếc răng đó.

*Triệu chứng:Đau buốt và đau liên tục từ một khu vực, nhưng khó mà nói chính xác được là do chiếc răng nào gây ra.

Vấn đề có thể gặp phải: Tủy bên trong răng bị viêm nhiễm nặng hoặc đang chết dần. Tình trạng này xuất hiện để phản ứng lại khi sâu răng nặng hoặc đã đi vào tủy.

Nên làm gì: Gặp nha sĩ hoặc bác sĩ nội khoa răng ngay lập tức để kiểm tra kỹ càng. Khi chiếc răng có vấn đề đứng độc lập, điều trị chân răng để loại bỏ các mô tủy viêm nhiễm có thể giữ lại được chiếc răng đó. Nếu không điều trị, các cơn đau sẽ càng nghiêm trọng hơn.

Làm thế nào để giảm đau răng

*Triệu chứng: Đau dữ dội liên tục, sưng nướu và nhạy cảm khi chạm vào.

Vấn đề có thể gặp phải: Chiếc răng đó có thể bị nhiễm trùng/ áp xe, lan từ tủy răng ra phần mô răng xung quanh và xương.

Nên làm gì: Hãy gặp nha sĩ hoặc bác sĩ nội khoa răng ngay lập tức. Có thể bạn sẽ cần phải điều trị chân răng. Các thuốc giảm đau như Acetaminophen, Ibuprofen có thể làm giảm các triệu chứng này cho đến khi bạn được điều trị.

Đừng chờ đến khi các cơn đau trở nên tệ hơn.

Lưu ý trong các ví dụ trên, chúng tôi nêu lên các vấn đề có thể xảy ra và giải pháp được đề xuất --- nhưng chúng chỉ cung cấp những hướng dẫn chung nhất. Trong tất cả các trường hợp đau nhức răng hoặc răng và hàm bị khó chịu, hãy gặp nha sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Có thể nha sĩ của bạn sẽ giới thiệu bạn sang bác sĩ nội khoa răng để chẩn đoán và điều trị, đặc biệt là nếu vấn đề của bạn liên quan đến chân răng. Và nếu cơn đau của bạn có liên quan đến y khoa, nha sĩ hoặc bác sĩ nội khoa răng sẽ giới thiệu cho bạn một bác sĩ khác.

Dr. Tanu Gupta

(Nguồn: www.practo.com)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!