Làm việc khi ốm không phải lúc nào cũng tốt

Kiến Thức Y Học - 10/04/2024

Một nghiên cứu mới được xuất bản trên tạp chí Tâm lý sức khỏe nghề nghiệp chỉ ra rằng làm việc khi ốm thỉnh thoảng được gọi là hiện tượng một người cố làm thêm để lấy lòng ông chủ, có thể đó không phải là một ý tưởng hay.

Một nghiên cứu mới được xuất bản trên tạp chí Tâm lý sức khỏe nghề nghiệp chỉ ra rằng làm việc khi ốm thỉnh thoảng được gọi là hiện tượng một người cố làm thêm để lấy lòng ông chủ, có thể đó không phải là một ý tưởng hay.

Phụ thuộc vào từng cá nhân và vai trò của họ trong tổ chức, nhân viên bị ốm có thể thể hiện ra ngoài cơ thể trong khi những người khác ốm nhưng thấy họ làm việc bình thường.

“Những nhân viên chính thức thì không e ngại khi xin nghỉ phép vì họ ốm”, theo Tiến sỹ Gary Johns

Vậy tại sao nhân viên mắc bệnh cấp tính, mãn tính hay bệnh thông thường đều muốn đi làm hơn là ở nhà? Câu trả lời đa dạng phụ thuộc vào từng cá nhân, mặc dù, những giáo sư về sức khỏe hay những người làm trong ngành giáo dục so với những ngành nghề khác thì có tỷ lệ “đi làm để lấy lòng sếp” cao hơn hẳn.

Làm việc khi ốm không phải lúc nào cũng tốt

“Thường thì một người có thể cảm thấy mình bị ép phải làm việc mặc dù mình bị ốm. Trong khi đó những người khác là do áp lực từ tổ chức mà phải làm việc mặc dù cảm thấy không được khỏe”, Johns nói.

Trong bài nghiên cứu của mình, Johns điều tra 444 người theo mức độ yêu cầu công việc, kinh nghiệm làm việc, tình trạng thường xuyên vắng mặt và có mặt ở công ty. Hơn sáu tháng trước, những người tham gia vào cuộc điều tra này thông báo trung bình có 3 ngày có mặt và 1.8 ngày vắng mặt, hầu hết đều là do bị ốm.

“Những người trả lời – người mà coi việc nghỉ là đúng luật thì thường có nhiều ngày nghỉ hơn, nhiều ngày ốm hơn và ít ngày tới công ty hơn”, Johns nói.

Nghiên cứu của Johns cũng chỉ ra rằng những người thường xuyên có mặt ở công ty là những người gắn bó với những dự án hoặc những đội ngũ làm việc phụ thuộc lẫn nhau.

Những người không yên tâm về công việc của mình thường cũng hay đến công ty hơn. “Những người thường xuyên đi làm cảm thấy mình bắt buộc phải đi làm dù mình có bị ốm đi chăng nữa”, Johns nói.

Làm việc khi ốm không phải lúc nào cũng tốt

Theo nghiên cứu này và những nghiên cứu khác, những người thường xuyên có mặt ở công ty hơn khi mọi người đối diện với sự bất an về công việc hoặc tình trạng công việc tạm thời. Tuy nhiên những người hay vắng mặt có tỷ lệ cao hơn trong những tổ chức có công đoàn hoặc khi nguy cơ thất nghiệp là rất thấp.

Những chuyên gia tin rằng, những tổ chức, những ông chủ hay phòng nhân sự ẽ bắt đầu quan tâm đến việc quản lý những người thường xuyên có mặt tại công ty hơn những người hay vắng mặt.

“Ước tính chi phí cho những người thường xuyên vắng mặt thì rõ ràng hơn là việc đếm những ảnh hưởng của những người thường xuyên đi làm. Nhưng sự vắng mặt hay hiện diện của một nhân viên khi họ đang ốm có thể vừa là chi phí vừa là lợi ích cho tổ chức.

Theo Psych Central

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!