Lấy tủy răng là trường hợp bất đắc dĩ phải chỉ định khi tủy răng đã bị viêm nhiễm nặng, không có cách nào để khắc phục hoặc bảo tồn. Vì khi lấy tủy cũng coi như nguồn mạch nuôi dưỡng cho răng không còn, răng coi như đã “chết”. Tuy nhiên, nếu giữ lại những mô tủy đã chết sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm ngày càng nặng nề hơn, dẫn đến áp xe quanh chân răng, nhiễm trùng máu...
1. Quy trình lấy tủy răng
Thăm khám, chụp phim
Bác sỹ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát khoang miệng bệnh nhân và cho chụp phim tại vùng răng bị nghi viêm tủy. Dựa vào đó, bác sỹ sẽ xác định chính xác tình trạng của răng cũng như kiểm tra hình dạng của ống tủy để đưa ra chẩn đoán, phác đồ hỗ trợ điều trị, những phương án có thể sử dụng để bệnh nhân biết và lựa chọn. Sau khi nhận được sự đồng ý của bệnh nhân thì điều trị chính thức.
Gây tê
Bác sỹ sẽ gây tê cục bộ để bệnh nhân không còn có cảm giác đau. Riêng với các bệnh nhân có tiền sử dị ứng thuốc tê và bị các bệnh cao huyết áp, tiểu đường...thì thuốc diệt tủy dùng thay thế cho thuốc tê là bắt buộc.
Đặt đê cao su
Việc đặt đê cao su rất quan trọng trong quy trình lấy tủy răng bởi vì lấy tủy răng cần tránh một số hóa chất từ thuốc bơm rửa cũng như dụng cụ rơi vào đường tiêu hóa hoặc đường thở ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Đế cao su này sẽ ôm sát vào răng cần lấy tủy, cách ly răng bị viêm khỏi toàn bộ khoang miệng đảm bảo cho môi trường xung quanh răng khô sạch tránh trường hợp nhiễm vi khuẩn kỵ khí.
Mở tủy - lấy tủy - tạo hình ống tủy
Bác sỹ sử dụng mũi khoan và giũa để mở đường tủy. Từ đường tủy này tủy viêm sẽ được hút sạch bằng các dụng cụ chuyên dụng.
Việc tạo hình ống tủy kết hợp với quá trình bơm rửa đảm bảo rằng không còn vi khuẩn sót lại bên trong. Trong quá trình này bác sĩ sẽ đối chiếu với phim X-quang đo chiều dài chân răng để ống tủy tạo hình chuẩn.
Trám ống tủy
Sau khi tạo ống tủy và làm sạch, không còn các triệu chứng đau nhức và viêm nhiễm, ống tủy sẽ được trám lại với loại nhựa chuyên dụng là gutta percha có tính trơ và không có phản ứng độc với cơ thể. Nhựa gutta cùng với eugenate được bít đầy và kín vào toàn bộ hệ thống ống tủy. Bác sỹ cũng sẽ chụp phim để kiểm tra lại.
Hoàn thiện
Quy trình lấy tủy răng sẽ kết thúc với việc bác sỹ hẹn lịch tái khám cho bệnh nhân. Tùy trường hợp có thể chỉ định thêm bọc mão hoặc phục hồi cùi răng.
2. Vì sao lấy tủy răng sau nhiều ngày rồi vẫn bị sưng chân răng và nhức?
Răng một khi đã lấy tủy rồi sẽ không thể còn cảm giác đau nhức hay cảm nhận được nhiệt nữa. Tuy nhiên, lý do răng lấy tủy vẫn còn đau có thể là do nhiều nguyên nhân gây ra:
- Quá trình lấy tủy răng chưa triệt để. Phần tủy bị viêm vẫn còn sót lại một phần trong răng, khi này bệnh viêm tủy răng có thể phát triển mặc dù răng lấy tủy rồi.
- Tay nghề bác sĩ yếu kém không cẩn thận gây thủng sàn tủy hoặc chóp tủy. (sàn là những điểm rất mỏng ở giữa hai chân răng, chóp tủy là hai điểm cuối cùng của chân răng)
- Thao tác trám bít ống tủy không cẩn thận, không được đầy đặn và sát khít.
- Thuốc trám tủy không đảm bảo chất lượng.
3. Sau nhiều ngày vẫn bị sưng chân răng và nhức thì nên làm thế nào?
Để biết trường hợp của bạn cụ thể phải xử lý ra sao, tốt hơn hết hãy đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và xác định nguyên nhân. Tùy từng nguyên nhân bác sĩ sẽ đưa ra những phương hướng điều trị thích hợp, có thể là tẩy tủy và trám lại, hoặc nhổ răng sau đó cấy ghép implant tùy từng trường hợp.
4. Địa chỉ khám và lấy tủy răng đáng tin cậy
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội
Viện Răng Hàm Mặt Quốc gia được thành lập theo Quyết định số 670/TTG-QĐ ngày 28/4/2006 của Thủ tướng chính phủ trên cơ sở Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội mà tiền thân là Ban Nha khoa Bệnh viện Phủ Doãn. Ban Nha khoa được thành lập từ năm 1939, là cơ sở nha khoa đầu tiên của 3 nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia). Ngày 12-11-2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 1874/QĐ-TTg ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế. Theo quyết định này của Thủ tướng, Viện Răng Hàm Mặt Quốc gia được đổi tên thành Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội.
Bệnh viện là cơ sở khám và điều trị bệnh tuyến sau cùng về Răng Hàm Mặt, và đồng thời là trung tâm nghiên cứu khoa học và cơ sở đào tạo cán bộ Răng Hàm Mặt ở các bậc đại học và sau đại học.
Địa chỉ: 40 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: 024 3826 9727
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Bảy: 07:30 - 17:00
Cha mẹ có vô tình khiến trẻ mọc răng muộn?
Bác sĩ nha khoa Đặng Xuân Lộc - Người giữ bí quyết "nụ cười toả nắng"
Những mẹo hay để làm trắng răng tại nhà
Nhổ răng khôn an toàn tại Tp.HCM
Vệ sinh miệng cho bé: Không bao giờ là quá sớm
Khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện Châm cứu Trung ương
Địa chỉ: 49 Thái Thịnh, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024 3853 3797
Lịch làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 08:00 - 17:00
Trình độ bác sĩ tay nghề rất cao: các bác sĩ đều có trình độ thạc sĩ và tốt nghiệp chuyên khoa răng hàm mặt tại ĐH Y Hà Nội. Đây chính là ưu điểm lớn nhất của bệnh viện công so với các phòng khám tư nhân.
Những bộ môn chuyên sâu của ngành Răng hàm mặt như cấy ghép Implant, nắn chỉnh răng ở nước ta chưa có nhiều bác sĩ có thể thực hiện được điều trị này, nhưng vì vấn đề kinh tế nói chung và vấn đề quản lý Y Tế thô sơ nên phòng khám tư nào cũng quảng cáo làm được. Tuy nhiên, vào Khoa răng tại 49 Thái Thịnh các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm về trình độ của bác sĩ cũng như các trang thiết bị y tế cần thiết.
Xem thêm:
- 3 phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt có nhiều cơ sở tại Hà Nội
- Địa chỉ khám răng lợi cho bé
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!