Lợi và hại câu chuyện đẻ thường và đẻ mổ- mẹ bầu nên biết

Kiến Thức Y Học - 04/29/2024

Đối với mỗi mẹ bầu, việc sinh con lúc này là vô cùng quan trọng. Hiện nay, các mẹ bầu khi sinh con có thể thực hiện theo 2 cách đẻ thường và đẻ mổ. Tuy nhiên, các mẹ đã biết về mặt lợi và hại của 2 phương pháp này hay chưa? Để có thể lựa chọn được phương pháp sinh phù hợp với mình, sau đây Lily & WeCare sẽ giới thiệu cùng các mẹ lợi và hại đẻ thường và đẻ mổ.

Đối với mỗi mẹ bầu, việc sinh con lúc này là vô cùng quan trọng. Hiện nay, các mẹ bầu khi sinh con có thể thực hiện theo 2 cách đẻ thường và đẻ mổ. Tuy nhiên, các mẹ đã biết về mặt lợi và hại của 2 phương pháp này hay chưa? Để có thể lựa chọn được phương pháp sinh phù hợp với mình, sau đây Lily & WeCare sẽ giới thiệu cùng các mẹ lợi và hại đẻ thường và đẻ mổ.

Để “bé yêu” ra đời khỏe mạnh cũng như mẹ có sức khỏe tốt để nuôi dưỡng bé phát triển toàn diện nhất thì việc đẻ em bé bằng cách thường hay đẻ mổ luôn là vấn đề phân vân của các mẹ. Có thể khái quát những mặt lợi và hại của 2 phương pháp này như sau:

Lợi và hại của việc đẻ thường

+ Ưu điểm: Khi lựa chọn phương pháp đẻ thường, mẹ bầu sẽ không phải lo lắng về các loại thuốc kháng sinh hay thuốc gây tê gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ, do trong quá trình sinh nở tự nhiên. Lúc này, cơ thể người mẹ nhận được tín hiệu bé chào đời, nguồn sữa cũng từ đó được tiết sữa một cách tự nhiên.

Lợi và hại câu chuyện đẻ thường và đẻ mổ- mẹ bầu nên biết

Trong quá trình đẻ thường, một loại thuốc giảm đau tự nhiên gọi là endorphins được tiết ra từ cơ thể của thai phụ sẽ tác động một cách tích cực tới khả năng thích nghi của em bé với cuộc sống ngoài bụng mẹ. Bên cạnh đó, đẻ thường sẽ thúc đẩy nang phổi bé mở rộng, tạo điều kiện cho việc hô hấp tự động của bé sau khi sinh, do đó trẻ sinh bằng cách đẻ thường ít có nguy cơ bị ngạt thở .

Sau sinh, em bé được ăn sữa non ngay khi chào đời. Điều này có thể giúp bé có những sức đề kháng đầu tiên chống chọi tác nhân gây bệnh xâm nhập.

+ Hạn chế: đẻ thường sẽ khiến thai phụ cảm thấy đau đớn trong quá trình rặn đẻ.

Đẻ thường sẽ không an toàn với những mẹ bầu gặp vấn đề bất thường trong thời kỳ thai nghén như tử cung bé, xương chậu hẹp hoặc bị nhau tiền đạo.

Lợi và hại của đẻ mổ

+ Ưu điểm: Đẻ mổ là phương pháp an toàn cho những trường hợp chị em mang thai bất thường như: ngôi thai không thuận, thai nhi mắc các bệnh về bệnh tim, bệnh thận, nhau tiền đạo...Phương pháp đẻ mổ giúp các bác sĩ chẩn đoán và khắc phục nhanh những sự cố có thể xảy ra cho thai phụ và thai nhi.

Ngoài ra, lựa chọn phương pháp đẻ mổ , các mẹ có thể chủ động về thời gian sinh em bé, mẹ bầu sẽ không phải chịu những cơn đau đẻ như phương pháp đẻ thường. Một lợi ích nữa của việc đẻ mổ là mẹ bầu sau sinh không bị ảnh hưởng tới thẩm mỹ của vùng kín.

+ Hạn chế : mẹ bầu có thể đối mặt với tình trạng tụt huyết áp, ảnh hưởng nguồn sữa mẹ do phương pháp đẻ mổ sử dụng thuốc gây mê.

Khi đẻ mổ, sản phụ thường sẽ ra máu nhiều hơn, khiến lượng máu để co rút ở tử cung giảm nhiều. vì vậy, việc phục hồi tử cung khó khăn hơn.

Sản phụ đẻ mổ cũng có thể sẽ gặp nhiều di chứng sau khi sinh em bé như: như dính ruột, viêm bàng quang , nhiễm trùng vết mổ gây đau nhức.

Lợi và hại câu chuyện đẻ thường và đẻ mổ- mẹ bầu nên biết

Một rủi ro lớn nhất mà đẻ mổ có thể gặp phải là nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ và thậm chí là em bé, khi sản phụ mang thai những lần tiếp theo do vết mổ tử cung có thể gây bục tử cung nếu chị em mang thai lại sớm. Do đó, mẹ đẻ mổ được các bác sĩ khuyến cáo chỉ nên mang thai tiếp sau đó ít nhất 2 năm.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh đẻ mổ có nhiều nguy cơ mắc hội chứng suy hô hấp, xuất huyết nội, bệnh viêm phổi,.. Ngoài ra, trẻ em đẻ mổ thường dễ mắc bệnh hơn những những em bé đẻ thường, do khả năng miễn dịch của bé kém hơn. Trẻ sinh ra bằng cách đẻ mổ cũng sẽ bắt nhịp với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ chậm hơn trẻ đẻ thường.

Trên đây là những chia sẻ bổ ích về vấn đề lợi và hại đẻ thường và đẻ mổ để mẹ bầu có thể được biết và áp dụng phương pháp phù hợp với mình. Bạn cũng cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi đẻ thường hay đẻ mổ. Bên cạnh đó cũng cần thăm khám sức khỏe, thực hiện siêu âm và kiểm tra thai định kỳ.

Chúc bạn sức khỏe!.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!