Sự nghiên cứu về Hà Đồ sẽ giải thích rõ ràng và đi vào bản chất của sự vật.: “Thiên nhất sinh thủy, địa lục thành chi. Địa nhị sinh hỏa, thiên thất thành chi. Thiên tam sinh mộc, địa bát thành chi. Địa tứ sinh kim, thiên cửu thành chi. Thiên ngũ sinh thổ, địa thập thành chi”, nghĩa là: trời lấy số 1 mà sinh hành thủy, đất lấy số 6 mà làm cho thành.
Đất lấy số 2 mà sinh hành hỏa, trời lấy số 7 mà làm cho thành.Trời lấy số 3 mà sinh hành mộc, đất lấy số 8 mà làm cho thành. Đất lấy số 4 mà sinh hành kim, trời lấy số 9 mà làm cho thành. Trời lấy số 5 mà sinh hành thổ, đất lấy số 10 mà làm cho thành.
Ngũ hành đã được xác lập thì số của nó đã có trước rồi: Số của Thủy là 1 và 6; Số của Hỏa là 2 và 7; Số của Mộc là 3 và 8; Số của Kim là 4 và 9; Số của Thổ là 5 và 10.
Như vậy hành thủy là 6 và 1 có liên quan đến bài lục nhất tán không?
1. Hoạt thạch:Hoạt thạch là loại khoáng sản thiên nhiên, khai thác từ mỏ, rửa sạch, loại bỏ đất cát và tạp chất là được. Hoạt thạch còn gọi là bột talc. Tên khoa học: Talcum.
Chất mịn, sờ trơn láng để nguyên thành những hòn không đồng đều, màu trắng thứ không tinh khiết thì màu xám tro, màu lục hoặc màu vàng, hơi trong nhẹ, dễ vỡ, không tan trong nước, khó bị acid phá hủy, có trong phấn xoa rôm, phấn bôi mặt, xà phòng đánh răng và bao viên thuốc. Thành phần hóa học: Magie silicat [Mg(Si4 010) (0H)2] hoặc metasilicat acid magnesium [MG3H2(SI03)4] hoặc 3MG0, 4SI02, H2O, thường làm phấn thoa rôm, bao thuốc viên, kem đánh răng.
Bào chế: Khi dùng cần dùng bạch hoạt thạch là loại trắng tinh làm thanh bột, cùng nấu với mẫu đơn bì 1 giờ, xong bỏ mẫu đơn bì đi mà chỉ lấy hoạt thạch, lấy nước lọc sạch phơi khô. Thường nghiền thành bột, dùng sống hoặc ngâm nước, nghiền nhỏ rồi thủy phi.
Tính vị: Vị ngọt, tính lạnh. Quy kinh: Vào kinh vị, bàng quang: Lợi tiểu, lợi thấp, thanh thử thấp. Chủ trị: Phiền khát do thử nhiệt, tiêu chảy, tiểu không thông. Tiểu lắt rắt đau thắt, sỏi thận hoặc bàng quang.Lở loét ngoài da. Liều dùng: Uống 9g - 30g, sắc uống hoặc tán bột uống sau khi sắc được thuốc. Dùng ngoài tùy ý, xức vào nơi lở láy chảy nước. Kiêng kỵ: Âm hư không có thấp nhiệt cấm dùng. Tỳ hư khí nhược, hoạt tinh cấm dùng.
2. Cam thảo:Cam thảo thường sử dụng thuộc họ đậu (Fabaceae), là những đoạn rễ dài, khoảng 0,3 - 0,5m, bên ngoài có vỏ nhăn nheo, màu nâu thẫm; bên trong có màu vàng nghệ, hoặc vàng nhạt, vị ngọt đậm, thơm, đặc trưng.
Theo Đông y, cam thảo là một vị thuốc bổ khí, có vị ngọt, tính bình, nhập vào các kinh tâm, phế, tỳ vị, với công năng kiện tỳ, ích khí, nhuận phế, chỉ ho, giải độc chỉ thống. Cam thảo được dùng làm thuốc trong các cổ phương.
Như vậy bài thuốc lục nhất tán gồm: Bột hoạt thạch 6 phần, bột cam thảo 1 phần: Nghiền chung thành bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20g; thả bột vào nước, khuấy cho nổi bọt, cho uống. Hạ sốt nóng, giải cảm khi bị cảm nắng, say nắng (thử nhiệt), khó chịu, miệng khát, tiểu dắt, nước tiểu đỏ. Một số báo cáo dùng lục nhất tán để chữa sốt xuất huyết thời kỳ đầu có hiệu quả tốt.
Ngũ hành tương sinh theo Hà Đồ
Phân tích bài thuốc:Phương này có 6 phần hoạt thạch, một phần cam thảo, nên tên gọi lục nhất. Hoạt thạch vị đạm tính hàn, đạm năng thảm thấp, hàn năng tiêu nhiệt, giải thử, thêm cam thảo để tăng cường tác dụng và hoãn hòa tính hàn giáng của hoạt thạch.
Bài thuốc tương tự:
- Nếu thêm chu sa gọi là ích nguyên tán. Ích nguyên tán kiêm có sức trấn tâm an thần.
- Thêm thanh đại gọi là bích ngọc tán. Bích ngọc tán có tác dụng thanh nhiệt tiết can hỏa.
- Thêm bạc hà gọi là kê tô tán. Kê tô tán tiêu tán được phong nhiệt.
Nhờ có hà đồ, ta mới giải thích được phương vị của thổ là ở trung ương, phương vị của mộc là ở phía đông, phương vị của hỏa là ở phía nam, phương vị của kim là ở phía tây và phương vị của thủy là ở phía bắc, bài lục nhất, tán liên quan đế 6 và 1 liên quan đến phương vị của thủy là phía bắc tương ứng với thận - bàng quang chủ yếu chi phối thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu là thận bàng quang.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!