Thuốc tránh thai là một trong những biện pháp phổ biến và hữu hiệu nhằm ngăn ngừa tình trạng mang thai ngoài ý muốn. Việc sử dụng loại thuốc này đang trở nên khá phổ biến, đặc biệt là các bạn trẻ. Tuy nhiên đa số mọi người đều không biết đếntác dụng phụ của thuốc tránh thaivà những nguy cơ gây hại có thể xảy ra. Nếu không tìm hiểu kĩ càng về loại thuốc này, nó có thể là con dao hai lưỡi làm tổn hại đến sức khỏe của chúng ta bất cứ lúc nào.
1. Nhiễm nấm
Khi dùng thuốc tránh thai, cơ thể người phụ nữ trở nên kém kiểm soát với bệnh tiểu đường. Nếu kèm thêm chế độ ăn nhiều đường hoặc nghiện rượu, hay hệ thống miễn dịch bị suy yếu sẽ dễ dẫn đến nhiễm nấm âm đạo. Các nhà khoa học đã chứng minh, sử dụng biện pháp tránh thai có chứa estrogen làm tăng nguy cơ nhiễm nấm âm đạo, thường là nấm candida. Mặc dù vấn đề nhiễm nấm có thuốc để chữa khỏi, nhưng nếu việc viêm nhiễm kéo dài và lặp lại, nên đi khám phụ khoa đồng thời thay đổiphương pháp tránh thai.
2. Tạo huyết khối
Huyết khối (đông máu)hay cục máu đông, là một cụm các tế bào máu và sợi fibrin đôi khi hình thành trong mạch máu. Đây là một trong những tác dụng phụ hiếm gặp nhưng có tính nguy hiểm. Theo thống kê trên 10.000 phụ nữ Mỹ có dùng thuốc tránh thai, cứ 10 người lại có 3 người gặp hiện tượng cúc máu đông. Ngoài ra, phụ nữ có thói quen hút thuốc, thừa cân hoặc béo phì, độ tuổi trên 35 tuổi, hoặc mới sinh con, khi sử dụng thuốc tránh thai thì có nguy cơ hình thành máu đông cao hơn. Những dấu hiệu nên đặc biệt chú ý khi hình thành cục máu đông trong cơ thể gồm cơn đau nhói ở ngực, hô hấp khó khăn có thể bị máu đông ở phổi hoặc tim, chân bị phù nề có thể bị máu đông ở cẳng chân.
3. Buồn nôn
Tác dụng phụ này sẽ biến mất sau khoảng 2 tháng khi sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày. Bạn hãy quan tâm hơn đến chế độ ăn uống nếu triệu chứng buồn nôn không biến mất. Nên kiêng những loại thức ăn khiến bạn dị ứng, vì đó có thể làm tình trạng buồn nôn không những không biến mất mà càng trở nên dai dẳng hơn.
4. Mắc chứng trầm cảm khi dùng thuốc
Phụ nữ có tiền sử bản thân hoặc người trong gia đình mắc chứng rối loạn tâm lý có thể mắc chứngtrầm cảm trong thời gian dùng thuốc, bởi nội tiết tố do thuốc tránh thai mang lại có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng của chẩt dẫn truyền thần kinh. Đặc biệt nếu người bệnh đã có tiền sử trầm cảm liên quan đến thuốc không nên sử dụng biện pháp tránh thai có nội tiết, hoặc phải uống các loại thuốc có hàm lượng nội tiết thấp.
5. Tử cung ra máu bất thường
Một số phụ nữ sau khi dùng thuốc tránh thai sẽ có hiện tượng ra máu bất thường. Các loại thuốc tránh thai dưới dạng viên, dạng dán: kiểu ra máu không đều vào khoảng 20% xảy ra trong 3 tháng đầu, sang tháng thứ 4 trở đi ra máu ổn định trong chu kỳ kinh.
Đối với thuốc chỉ chứa progesterone dạng uống, có 1/3 số phụ nữ có sự thay đổi chu kỳ kinh, chiếm 10% so với chu kì bình thường, có ra máu thường xuyên ngoài chu kỳ. Đôi khi sự ra máu không ổn định theo chu kỳ kinh.
Đối với loại thuốc tiêm và thuốc dạng que cấy chỉ chứa progesterone thường có rối loạn ra máu, trong đó khoảng 35% có hiện tượng vô kinh. Sau 6 tháng sử dụng, có khoảng 15% ra máu kéo dài hơn chu kỳ kinh. (*)
>>> Xem thêm: Uống thuốc tránh thai hàng ngày bị rong kinh
Do đó, trước khi lựa chọn các biện pháp tránh thai có chứa nội tiết tố, cần thiết phải được tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa về khả năng ra máu bất thường có thể xảy ra.
6. Đau nửa đầu
Theo một nghiên cứu năm 2014 của Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) tại Italia cho biết, có mối liên hệ giữa việc thay đổi nồng độ estrogen với chứng đau nửa đầu. Những biểu hiện này có thể xảy ra ngay trước kỳ kinh hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Những người có tiền sử mắc chứng đau nửa đầu (Migraine) thì nguy cơ đau đầu tăng cao, thậm chí có thể dẫn đếnđột quỵ do tắc mạch não. Nếu bị mắc chứng đau nửa đầu, nên nói chuyện với bác sĩ để xem có thể chuyển sang một loại thuốc khác có hàm lượng ít hơn, hoặc giảm liều estrogen từ đó giảm sự thay đổi nội tiết tố góp phần giảm chứng đau nửa đầu.
7. Thuốc tránh thai ảnh hưởng tới mắt
Thay đổi nội tiết tố bằng việc dùng thuốc có thể gây ra các triệu chứng khô mắt, ảnh hưởng đến tầm nhìn. Khi bị khô mắt, bệnh nhân dễ mắc thêm một số các vấn đề ở mắt khác như mắt mờ, thị lực kém...
8. Kỳ nguyệt san thay đổi
Nhiều người khi dùng thuốc tránh thai hàng ngày bị ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, nhưng không phổ biến và không kéo dài. Khi ngừng dùng thuốc, mọi việc lại đâu vào đấy. Do đó, nếu bạn thấy mất kinh kéo dài hay rối loạn kinh nguyệt quá mức bình thường thì nên đi khám phụ khoa ngay.
9. Gây đau khi quan hệ hoặc giảm ham muốn
Tác dụng phụ của thuốc tránh thai hằng ngày có thể liên quan đến chứng đau vùng chậu mãn tính, dẫn đến việc chị em thường bị đau khi quan hệ tình dục. Thuốc tránh thai làm nội tiết của người phụ nữ thay đổi, không dẫn đến sự rụng trứng, nồng độ estrogen thấp dẫn đến giảm ham muốn tình dục, giảm tiết dịch và gây đau khi quan hệ. Nếu xuất hiện chứng đau vùng chậu cần báo ngay bác sĩ để loại trừ khả năng người bệnh mắc u xơ tử cung, hoặc để tìm một biện pháp tránh thai phù hợp.
Ngoài các tác dụng phụ kể trên, có một điều mà chị em phụ nữ thường băn khoăn khi dùng thuốc tránh thai, chính là tác dụng nhẹ của hormon nam trong quá trình chuyển hóa của thuốc nên chị em đều bị tăng cân. Một lưu ý quan trọng là: nếu dùng thuốc tránh thai thường xuyên thì bạn nên định kỳ kiểm tra huyết áp, vì nguy cơ liên quan đến huyết áp tăng lên theo tuổi và thời gian dùng thuốc. Vì thế, nếu phụ nữ mắc bệnh tăng huyết áp không nên sử dụng phương pháp tránh thai này.
Hiện nay thuốc tránh thai xuất hiện trên thị trường khá đa dạng, chính vì vậy trước khi có quyết định tránh thai bằng cách uống thuốc, việc lựa chọn thuốc nào, uống giờ nào, như thế nào...cần thông qua tư vấn và chỉ định của bác sĩ. Mong rằng những thông tin trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn, và có những lựa chọn phù hợp để bảo vệ sức khỏe sinh sản của bản thân.
Chú thích
(*) Theo BS.CHII Nguyễn Hữu Thuận - Sức khoẻ & Đời sống
Cám ơn đã đọc bài viết!
>>> Xem thêm: Uống thuốc tránh thai hàng ngày bị ra máu
3 dấu hiệu hội chứng buồng trứng đa nang bạn cần biết
Khám và điều trị bệnh sùi mào gà ở đâu uy tín tại Hà Nội
Top 5 bệnh viện phụ sản ở TpHCM được đánh giá cao
5 xét nghiệm cần làm trước khi kết hôn
5 cơ sở y tế khám sức khỏe tiền hôn nhân tại TP.HCM
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!