Lưu ý nhất định phải biết khi băng huyết sau sinh 1 tháng

Sức Khỏe Thai Kỳ - 12/21/2024

Băng huyết sau sinh hiện vẫn là 1 trong những tai biến sản khoa gây tử vong hàng đầu cho bà mẹ trên thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên, băng huyết sau sinh khoảng 1 tháng còn tiềm ẩn nhiều điều mà có thể các chị em chưa biết.

Băng huyết sau sinh hiện vẫn là 1 trong những tai biến sản khoa gây tử vong hàng đầu cho bà mẹ trên thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên, băng huyết sau sinh khoảng 1 tháng còn tiềm ẩn nhiều điều mà có thể các chị em chưa biết.

Băng huyết sau sinh được định nghĩa khi lượng máu chảy từ đường sinh dục của bà mẹ > 500 ml sau đẻ.

Bình thường sau đẻ 42 ngày tử cung sẽ co trở lại kích thước bình thường và chấm dứt thời kỳ hậu sản. Trong thời kỳ này, các bà mẹ có thể ra sản dịch lẫn chút máu, tuy nhiên, nếu có biểu hiện sốt, đau, sản dịch hôi hoặc ra máu đỏ tươi nhiều thì nên tới bác sĩ để kiểm tra.

Lưu ý nhất định phải biết khi băng huyết sau sinh 1 tháng

Một sốđiều cần biết về việc băng huyết sau sinh:

Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết

Chảy nhiều máu từ âm đạo và/hoặc cổ tử cung, da xanh nhợt, tay chân lạnh, khát nước, mạch nhanh, huyết áp giảm, tử cung mềm nhão, tăng thể tích.

Nguyên nhân bệnh Băng huyết sau sinh

1. Đờ tử cung (tử cung không thể co hồi nhỏ lại sau khi thai nhi đã ra)

Là nguyên nhân thường gặp nhất. Các yếu tố có thể dẫn đến đờ tử cung gồm:

Chất lượng cơ tử cung kém: Do sinh nhiều lần, do tử cung có u xơ, tử cung dị dạng.
Tử cung quá căng: Do chửa sinh đôi, sinh ba..., nước ối quá nhiều, con to.

Chuyển dạ kéo dài.

Nhiễm trùng ối.

Thai phụ bị suy nhược, thiếu máu.

2. Bất thường của bánh rau

Diện tích bánh rau lớn, khi bong ra gây chảy máu nhiều như trong phù nhau thai.

Rau bám bất thường: Rau tiền đạo, rau bám thấp... dẫn tới chảy máu nhiều.

Rau không bong được (rau cài răng lược)

3. Tổn thương đường sinh dục

Vỡ tử cung, rách cổ tử cung và âm đạo có thể xảy ra trong các trường hợp đẻ thường. Tuy nhiên, các biến chứng này thường gặp hơn trong những trường hợp đẻ khó cần can thiệp thủ thuật. Những trường hợp đẻ quá nhanh, đẻ rơi cũng dễ dẫn tới tổn thương đường sinh dục.

4. Rối loạn đông máu

Rối loạn đông máu thường xảy ra trong các trường hợp: Rau bong non, thai lưu, nhiễm trùng, tắc mạch ối...

Phòng ngừa bệnh Băng huyết sau sinh

Đây là những phương pháp để dự phòng băng huyết và phòng ngừa hậu quả nặng nề do tai biến này gây nên.

Đối với phụ nữ có thai

Thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, không đẻ dày, đẻ nhiều, không phá thai ảnh hưởng đến dạ con.

Khi có thai: Khám thai định kỳ tại các cơ sở y tế để phát hiện sớm yếu tố nguy cơ.

Uống viên sắt và acid Folic trong suốt thai kỳ để phòng ngừa thiếu máu. Điều này sẽ giúp cho băng huyết sau sinh nếu có xảy ra sẽ ít gây ra các biến chứng nặng hơn.

Đối với cán bộ y tế

Đảm bảo công tác quản lý thai nghén tốt, phát hiện sớm các nguy cơ cao để chuyển lên tuyến trên.

Theo dõi sát quá trình chuyển dạ, không để xảy ra chuyển dạ kéo dài, xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ (Tiêm bắp Oxytocin ngay sau khi đầu thai vừa sổ ra ngoài).

Đỡ đẻ đúng kỹ thuật, nhẹ nhàng để tránh gây chấn thương đường sinh dục. Khi có tổn thương đường sinh dục cần phát hiện sớm và xử trí kịp thời.

Cần phải theo dõi sát sản phụ ít nhất 6 giờ sau sinh để kịp thời phát hiện khi băng huyết sau sinh xảy ra, kịp thời tìm nguyên nhân và xử trí sớm.

Không thực hiện các thủ thuật giúp sinh nếu không có chỉ định rõ ràng hoặc khi chưa đủ điều kiện. Khi làm thủ thuật phải bảo đảm nhẹ nhàng, thực hiện đúng kỹ thuật.

Phòng ngừa nhiễm trùng ối bằng thuốc kháng sinh và cần chấm dứt thai kỳ sớm.

Xem thêm thông tin y tế, sức khỏe tại đây.

//

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!