Do mang trong mình hương vị tuyệt vời cùng khả năng tăng cường sự tỉnh táo, cà phê hiện nay đang là loại đồ uống khoái khẩu của không ít người. Chúng được sử dụng hết sức rộng rãi trên toàn thế giới và là một phần không thể thiếu trong bữa sáng. Thói quen uống cà phê sẽ giúp bạn thêm tỉnh táo để bắt đầu một ngày mới.
Tuy chưa có bằng chứng cụ thể, ít người nghĩ rằng thức uống này có khả năng nhuận tràng đáng kinh ngạc. Kyle Staller, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts cho thấy: 'Chúng tôi chưa rõ được nguyên nhân cụ thể và chỉ có một vài nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề này. Dù vậy, cà phê thực sự có thể ảnh hưởng tới thói quen đi ngoài của bạn'.
Theo bác sĩ Staller, đây không phải là phát hiện quá ngạc nhiên vì thức uống khác cũng chứa nhiều cafein nhưng lại không thể thúc đẩy sự chuyển động của ruột.
Nhiều người cho rằng nhấm nháp một ly trà nóng hoặc súp có thể thôi thúc đường ruột. Tuy nhiên, độ ấm của cà phê không là nguyên nhân khiến bạn phải đi ngoài thường xuyên.
Theo Ashkan Farhadi, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Trung tâm y tế MemorialCare Orange Coast kiêm người đứng đầu Dự án Bệnh đường tiêu hóa của Tập đoàn MemorialCare ở Fountain Valley, Calif khẳng định: 'Tuy cà phê có tính axit, chúng lại không thể ảnh hưởng tới sự chuyển động đường ruột'. Những đồ uống chứa tính axit cao như chanh, cam hoàn toàn không thể tác động đến tần suất đi vệ sinh của bạn.
Tại sao cà phê thúc đẩy thói quen đi ngoài?
Rõ ràng có một thứ gì đó ở cà phê kích thích các thụ thể trong hệ tiêu hóa, khiến dạ dày và ruột hoạt động mạnh mẽ.
Nhiều người cho rằng nhấm nháp một ly trà nóng hoặc súp có thể thôi thúc đường ruột.
Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, những cơn co thắt xảy ra trong cơ thể giống như cơn sóng di chuyển thức ăn đến nhiều khu vực khác nhau trong đường tiêu hóa. Khi tiêu thụ cà phê, các cơn co thắt này dường như xảy ra mạnh và nhanh hơn. Theo bác sĩ Staller, hiện tượng này xuất hiện sau khoảng 4 phút bạn dùng cà phê. Do vậy, thức uống này không thể ảnh hưởng tới đường ruột do chúng cần nhiều thời gian hơn để di chuyển tới đại tràng.
Điều đó có nghĩa là cà phê có khả năng tàn phá đường ruột nếu bạn mắc tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích (IBS-D). Tuy nhiên, nếu bạn đang phải vật lộn với táo bón, thức uống này thực sự có thể giúp ích không nhỏ.
Trên thực tế, bác sĩ Staller cho biết: 'Tôi thậm chí còn khuyên bệnh nhân của mình uống cà phê vào mỗi bữa sáng. Đây là một mẹo hay lại đơn giản để trị táo bón'. Ruột có xu hướng chuyển động nhanh hơn sau mỗi bữa ăn và khi bạn uống cà phê, hiệu quả nhuận tràng có thể tăng gấp đôi.
Cà phê có khả năng tàn phá đường ruột nếu bạn mắc tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích (IBS-D).
Làm thế nào để tránh tình trạng đi ngoài thường xuyên sau khi dùng cà phê?
Theo bác sĩ Farhad, vì thức ăn kích thích đại tràng, uống cà phê trong lúc dùng bữa không tạo nên sự khác biệt lớn. Bạn vẫn sẽ đi ngoài nhiều hơn nếu pha loãng cà phê hoặc cho nhiều sữa.
Mọi người có thể tiến hành xác định giới hạn uống cà phê của bản thân nhằm ngăn ngừa tình trạng này. Bạn không cần lo lắng nếu biết kiểm soát vừa đủ lượng cà phê sử dụng mỗi ngày để không phải đi ngoài nhiều lần.
Tuy nhiên, nhìn chung, theo Rabia De Latour, bác sĩ chuyên khoa dạ dày kiêm phó giáo sư y khoa tại tổ chức NYU Langone Health, mọi người nên coi đây là khía cạnh tích cực của cà phê. Thức uống này có thể giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột và duy trì thói quen đi ngoài lành mạnh.
(Nguồn: Health)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!