Mắc bệnh xương khớp từ thực phẩm: Tại sao không?

Kiến Thức Y Học - 10/05/2024

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới các bệnh xương khớp trong đó không thể không nhắc đến việc sử dụng thực phẩm sai cách hoặc lạm dụng một số loại thực phẩm không tốt cho chức khoẻ nói chung và xương khớp nói riêng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới các bệnh xương khớp trong đó không thể không nhắc đến việc sử dụng thực phẩm sai cách hoặc lạm dụng một số loại thực phẩm không tốt cho chức khoẻ nói chung và xương khớp nói riêng.

Một số loại thực phẩm quen thuộc nếu sử dụng quá nhiều sẽ dẫn tới suy giảm hoặc cản trở sự hình thành của mật độ xương và gây ra nhiều căn bệnh liên quan tới hệ xương khớp.

6 loại thực phẩm có hại cho xương khớp

Muối

Không chỉ gây nên bệnh thận, lượng muối dư thừa trong cơ thể còn gây hại nghiêm trọng đến hệ xương khớp như làm xương yếu đi, kém dẻo dai do thất thoát mật độ xương.

Minh chứng cho thấy, mỗi ngày cơ thể bạn sẽ đào thải ra bên ngoài khoảng 40 miligram canxi qua nước tiểu nếu trong chế độ ăn của bạn thu nạp khoảng 2.300 miligram muối/ngày.

Một nghiên cứu khác được thực hiện với những phụ nữ mãn kinh cho thấy đối với các chị em có chế độ ăn nhiều muối thì các khoáng chất trong xương sẽ dễ bị đào thải ra bên ngoài nhiều hơn so với những người ăn nhạt hơn. Chính vì thế, học cách hạn chế sự tham gia của muối trong bữa ăn cũng như trong quá trình chế biến món ăn đồng nghĩa rằng bạn đang bảo đảm sự “an toàn” cho bộ xương.

Mắc bệnh xương khớp từ thực phẩm: Tại sao không?

Muối không chỉ gây bệnh thận mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ xương

Caffeine

Chất cafein không xấu như muối, nhưng nó cũng là thực phẩm không tốt cho xương. Nó có tác động đối với hệ xương cũng tương tự muối, lọc canxi từ xương. Cứ mỗi 100mg caffeine (tương đương một tách cà phê nhỏ) dung nạp vào cơ thể bạn sẽ mất đi 6mg canxi.

Bạn cần thay thế chất cafein bằng các đồ uống lành mạnh cho xương như sữa và nước trái cây...

Giới hạn lượng cà phê tiêu thụ trong ngày bằng một hoặc hai tách cà phê vào buổi sáng, sau đó chuyển sang các thức uống khác không có tác động xấu tới xương. Ngoài ra, thêm sữa vào cà phê cũng giúp bạn bù đắp những tác động xấu đấy

Nước ngọt

Nước ngọt làm đập tan cơn khát của bạn nhưng nó lại là kẻ thù lớn nhất của xương. Trong nước ngọt hay đồ uống gas có nhiều axit photphoric làm tăng tốc độ thải canxi ra qua đường nước tiểu.

Hãy cung cấp nhiều đồ uống làm chắc hệ xương như sữa hoặc nước ép trái cây hoặc chế độ ăn tốt cho xương để bù đắp vào lượng canxi do đồ uống có gas gây nên nếu mà bạn không thể khước từ sự cám dỗ của nó.

Rượu

Mắc bệnh xương khớp từ thực phẩm: Tại sao không?

Ảnh minh hoạ

Rượu chặn khả năng hấp thụ canxi của xương, ngăn chặn khoáng chất tạo xương. Uống rượu nhiều sẽ phá vỡ quá trình tái tạo xương.

Đối với bia, rượu chỉ nên uống khoảng 1 ly/ngày thôi vì uống rượu không chỉ làm mất sự tỉnh táo mà còn làm xương yếu đi, có thể gây gãy xương hoặc cản trở nhiều vào việc điều trị các bệnh liên quan đến xương.

Dầu hydro hóa

Dầu hydro hóa sử dụng nhiều trong baking thương mại sẽ phá hủy vitamin K tự nhiên. Đây là loại vitamin cần thiết giúp xương chắc khỏe. Nếu bạn ăn chế độ nhiều rau xanh và sử dụng các loại dầu tự nhiên trong chế biến thực phẩm như dầu hạt cải, dầu ô liu thì bạn không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu bạn là con nghiện của các loại bánh quy, xốp, bánh nướng thì nên xem xét lại và phải hạn chế ngay. Hãy xem trên bao bì các loại bánh này, nếu thấy có sử dụng dầu hydro hóa thì tốt nhất hãy tránh xa.

Vitamin A

Có nhiều trong trứng gà, gan và thực phẩm chế biến từ bơ sữa... vitamin A dù rất cần thiết cho cơ thể khi nó hỗ trợ không ngừng nghỉ cho thị lực và hệ miễn dịch nhưng nó lại luôn tạo ra nguy cơ gia tăng tình trạng gãy xương lên gấp 7 lần nếu bạn quá lạm dụng nó. Lượng vitamin A nên bổ sung vào cơ thể tối đa mỗi ngày chỉ nên là 10.000 IU.

Theo Phunutoday

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!