Mang thai ba tháng đầu đi tiểu nhiều có đáng lo không?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Phụ nữ mang thai thường gặp phải chứng đi tiểu nhiều, đặc biệt là ba tháng đầu và ba tháng cuối thai kỳ. Đây được xem là một hiện tượng khá bình thường, nếu như không đi kèm với một số triệu chứng nguy hiểm khác.

Phụ nữ mang thai thường gặp phải chứng đi tiểu nhiều, đặc biệt là ba tháng đầu và ba tháng cuối thai kỳ. Đây được xem là một hiện tượng khá bình thường, nếu như không đi kèm với một số triệu chứng nguy hiểm khác.

Biểu hiện của chứng đi tiểu nhiều

  • Thường xuyên buồn tiểu dù có uống nhiều nước hay không.

  • Hiện tượng tiểu đêm, một đêm phải thức giấc đi tiểu vài lần.

  • Tiểu nhiều nhưng số lượng nước tiểu ít.

  • Có hiện tượng són tiểu, không nhịn được tiểu.

Mang thai ba tháng đầu đi tiểu nhiều có đáng lo không?

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đi tiểu nhiều khi mang thai ba tháng đầu

Tùy vào cơ địa của từng phụ nữ mà khi mang thai sẽ có người mắc tiểu nhiều, có người không. Hiện tượng đi tiểu nhiềuthường nặng nhất ở ba tháng đầu và ba tháng cuối thai kỳ. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, trong đó có các nguyên nhân cơ bản sau:

Áp lực tử cung khi mang thai

Tử cung nằm ngay sau bàng quang, do đó kể từ khi bắt đầu mang thai kích thước tử cung tăng dần đã tạo áp lực lên bàng quang. Việc này dẫn tới bàng quang bị chèn ép và không thể tích trữ nước tiểu lâu như bình thường. Khi bị kích thích, bàng quang sẽ thúc đẩy quá trình đi tiểu nhanh hơn nên mẹ sẽ có cảm giác thường xuyên buồn đi tiểu.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu hiện tượng thường xuyên đi tiểu sẽ giảm dần ở ba tháng giữa thai kỳ và tiếp túc tăng ở ba tháng cuối, khi thai nhi quay đầu tiếp tục tạo nên sức ép lên bàng quang.

Do thay đổi hormone

Mang thai khiến cơ thể người mẹ có rất nhiều thay đổi, trong đó có sự thay đổi hormone kích hoạt hCG, gây nên tình trạng tăng lượng máu tại vùng xương chậu và thận, khiến cho bàng quang căng đầy nhanh hơn, thúc đẩy quá trình đi tiểu ở me.
Sự đào thải ở thận tăng cao khi mang thai: Có thể mẹ chưa biết, khi mang thai lượng máu trong cơ thể sẽ tăng lên 50% so với trước. Đồng nghĩa với việc rất nhiều chất lỏng dư thừa trong cơ thể sẽ được đào thải và xử lý thông qua thận, rồi dẫn tới bàng quang, thúc đẩy quá trình đi tiểu nhiều hơn ở phụ nữ mang thai.

Tăng tĩnh mạch

Đây là hiện tượng gây phù thũng ở phụ nữ mang thai, khiến cho tuần hoàn máu tăng lên và lượng nước tiểu được bài tiết ra ngoài cơ thể nhiều hơn. Vì vậy, mẹ sẽ thấy buồn tiểu nhiều cả ngày lẫn đêm.

Mang thai ba tháng đầu đi tiểu nhiều có đáng lo không?

Biện pháp giảm thiểu chứng tiểu nhiều ở phụ nữ mang thai

  • Giảm stress và luôn giữ tinh thần thoải mái: Dù biết việc tiểu nhiều sẽ gây ra cảm giác khó chịu cho bà bầu, tuy nhiên các bác sỹ khuyên các mẹ nên giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái vì căng thẳng cũng tạo nên áp lực và gây ra tình trạng buồn đi tiểu nhiều lần.

  • Phòng tránh phù nề khi mang thai: Mẹ nên đi lại nhiều một chút, tránh ngồi lâu và nằm một chỗ, chăm chỉ vận động nhẹ nhàng. Khi nằm thì nên gác chân cao sẽ giảm tăng tĩnh mạch và chống phù nề hiệu quả. Đồng thời, trong bữa ăn, các mẹ không nên ăn quá mặn, giảm lượng muối vào cơ thể cũng là cách đề phòng chống phù nề trong thai kỳ.

  • Hạn chế và uống ít nước trước khi đi ngủ: phụ nữ mang thai chỉ nên uống nhiều nước và ăn nhiều rau củ quả vào ban ngày, còn ban đêm khi chuẩn bị đi ngủ mẹ không nên uống quá nhiều nước, vì có thể gây căng tức bụng và khiến đi tiểu nhiều hơn.

  • Không nên nhịn tiểu và cố gắng đi tiểu hết: Do bận công việc hoặc tâm lý e ngại nên các mẹ thường hay nhịn tiểu hoặc tiểu vội vàng, điều này khiến cho bàng quang căng tức và lượng nước tiểu không được đào thải hết ra ngoài cơ thể. Nếu duy trì thói quen này lâu có thể gây viêm đường tiết niệu, để lại hậu quả nghiêm trọng.

Đi tiểu nhiều khi mang thai ba tháng đầu là hiện tượng hoàn toàn bình thường nên các mẹ không cần quá lo lắng mà ảnh hưởng đến thai nhi. Việc buồn tiểu thường xuyên chỉ có hại khi đi kèm các biểu hiện như: nóng, rát, nước tiểu màu đỏ hoặc nâu, bộ phận sinh dục đau...thì các mẹ nên đến các cơ cở y tế để được khám và xét nghiệm khi cần thiết.

>>> Xem thêm: Cách “vỗ về” tâm lý của mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!