Nổi mề đay là một trong những vấn đề thường gặp khi mang thai. Nguyên nhân là trong thời gian mang thai, sức đề kháng của thai phụ có dấu hiệu suy giảm, dẫn đến dễ mắc các bệnh truyền nhiễm và mề đay là một điển hình. Mang thai lần đầu bị mề đay có ảnh hưởng tới thai nhi không? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết được băn khoăn này.
1. Nguyên nhân nổi mề đay ở thai phụ
Nội tiết tố thay đổi chính là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nổi mề đay ở những người phụ khi mang thai. Với những chị em mang thai lần đầu, khi thấy cơ thể xuất hiện những nốt mề đay, thường thì sẽ rất hoảng loạn lo lắng. Tuy nhiên, bệnh này có thể xuất hiện ở bất cứ phụ nữ mang thai nào.
Bên cạnh đó, quá trình ăn uống của thai phụ dễ dẫn đến bị dị ứng khiến mề đay nổi lên. Với những chị em mang thai lần đầu, thường không có nhiều kinh nghiệm ăn uống kiêng khem, mề đay càng khó phòng tránh hơn. Nên hạn chế thực phẩm dễ gây dị ứng, thuốc men, bụi bặm cũng như sự thay đổi môi trường đột ngột...vì chúng đều là những nguyên nhân khiến bạn bị nổi mề đay khi mang thai.
Mề đay có hai loại: mề đay cấp tính chỉ xảy ra nổi đốm mề đay ở một vùng nào đó trên cơ thể và tự biến mất sau vài giờ, còn loại thứ hai chính là mề đay mãn tính, nổi mề đay và kéo dài đến cả 2 tháng trời.
2. Xử lý kịp thời khi mang thai lần đầu bị mề đay
Vậy thì, mang thai lần đầu bị mề đaycó ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Xin thưa là có. Với những người bình thường, mề đay có thể chỉ là một vấn đề vụn vặt, nhưng với phụ nữ mang thai, mề đay chính là một thảm họa vì nó ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi.
Nếu bạn đang mang thai và bị mề đay, chuyện gì sẽ xảy ra với bạn và thai nhi? Mề đay không chỉ gây viêm nhiễm bên ngoài da mà nó còn có thể gây viêm nhiễm ngay trong tử cung thông qua nhau thai và bộ phận sinh dục. Bệnh mề đay chính là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị sảy thai, thai nhi khó phát triển trong tử cung và trẻ bị chứng mề đay bẩm sinh do ảnh hưởng bệnh từ mẹ.
Khi thai phụ bị bệnh mề đay, vi rut mề đay sẽ tiến sâu vào cơ thể thai nhi, khiến thai nhi bị những tổn hại nặng nề. Nhiễm sắt thể bị đứt, quá trình nhân bản ADN bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến trẻ bị mề đay bẩm sinh, và còn là nguyên nhân khiến trẻ bị những dị tật bẩm sinh như:
- Dị dạng mắt
- Dị dạng hệ thống thần kinh trung ương
- Dị dạng tâm huyết quản
- Ảnh hưởng hô hấp, viêm phổi
- Thiếu máu bẩm sinh, trẻ bị hở hàm ếch, tay chân bị ngắn ngón, thiếu đốt...
Liệu stress có làm giảm khả năng mang thai?
Những thực phẩm có lợi và giúp tăng khả năng mang thai
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Tư thế nằm của mẹ bầu ảnh hưởng lớn đến thai nhi
Top những loại hạt dinh dưỡng dành cho bà bầu
Và điều ám ảnh nhất chính là sau khi chào đời, trẻ hoàn toàn bình thường. Sau đó vài tuần, vài tháng, vài năm...thì mới bắt đầu xuất hiện những biến chứng và không thể có giải pháp ngăn chặn kịp thời được. Do đó,mang thai lần đầu bị mề đayảnh hưởng rất lớn đến thai nhi, và những người mẹ đang mang thai bị mề đay cần làm gì?
Dự phòng bị bệnh mề đay trong thời gian mang thai là điều vô cùng cần thiết và điều này cần được thực hiện trước khi bạn quyết định có thai. Hãy đi tiềm phòng bệnh mề đay chu đáo. Đồng thời, trong suốt thời gian mang thai, không nên tiếp xúc với người bệnh mề đay để tránh nguy cơ lấy nhiễm bệnh. Hãy cẩn thận vì chính sự an toàn của con yêu bạn nhé.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!