Mất nước ở trẻ có nghĩa là bé không có đủ chất lỏng cần thiết trong cơ thể. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị mất nước hơn người lớn, đặc biệt là khi bị nôn mửa, tiêu chảy, sốt, hay đổ mồ hôi. Mất nước ở dạng nhẹ có thể dễ dàng điều trị , nhưng mất quá nhiều nước có thể đe dọa tính mạng.
Làm thế nào tôi biết bé bị mất nước?
Dấu hiệu cho thấy hiện tượng mất nước ở trẻ:
- Hơn sáu tiếng mà tã lót không ướt
- Nước tiểu sẫm màu và có mùi hơn bình thường
- Trạng thái hôn mê
- Môi, miệng khô
- Không có nước mắt khi khóc
Những dấu hiệu cho thấy bé mất nước trầm trọng:
- Mắt trũng
- Bàn tay và bàn chân lạnh nhìn lem luốc
- Lúc nào cũng trong trạng thái buồn ngủ
- Thóp trũng (điểm mềm trên đầu)
Tôi nên làm gì nếu bé có dấu hiệu mất nước ở trẻ?
Trẻ có thể nhanh chóng gặp nguy hiểm nếu bị mất nước, vì vậy nếu bạn thấy bé có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng, đưa bé đến phòng cấp cứu ngay lập tức. Bé cần được nhận chất lỏng thông qua ống tiêm tĩnh mạch cho đến khi đủ nước
Nếu không, hãy gọi điện cho bác sĩ để được tư vấn. Bác sĩ sẽ kiểm tra để đảm bảo bé không gặp vấn đề gì nghiêm trọng Nếu bác sĩ xác định bé bị mất nước, họ sẽ hướng dẫn bạn để bổ sung thêm chất lỏng cho bé. Nếu bé ít hơn 3 tháng tuổi, bác sĩ sẽ khuyên bạn cho bé bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức thường xuyên hơn so với bình thường.
Nếu bé từ 3 tháng tuổi trở lên, các bác sĩ có thể đề nghị một dạng chất lỏng đặc biệt - ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức - để bổ sung lượng nước và muối (chất điện giải) mà cơ thể đã bị mất. Dung dịch điện giải có sẵn ở hầu hết các hiệu thuốc. Pedialyte, Infalyte, và Revital là một số sản phẩm có thương hiệu. Hỏi dược sĩ về các nhãn hiệu cùng loại khác
Bé cần được nhận chất lỏng cho đến khi đủ nước
Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn sử dụng các dung dịch điện phân, dựa trên cân nặng và tuổi của bé, nhưng hướng dẫn chung cho tất cả các loại dung dịch là bé nên dùng cách 3 hoặc 4 tiếng 5 muỗng cà phê (25 ml hoặc cc) mỗi pound trọng lượng của em bé. Ví dụ, nếu con bạn nặng 15 pound, tương đương 75 muỗng cà phê (375 ml hoặc cc), hoặc khoảng 1 - 1/2 chén.
Làm thế nào có thể ngăn ngừa mất nước ở trẻ?
Hãy cho bé uống nhiều nước, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng và khi bé bị bệnh. Cho bé bú mẹ hoặc bú bình, và nếu trẻ 6 tháng tuổi trở lên, bạn có thể bổ sung thêm nước - khoảng 4 ounces mỗi ngày cho đến khi bé ăn được thức ăn đặc, lúc này bạn có thể tăng thêm lượng nước. Nếu bé ít hơn 6 tháng tuổi, bạn lại đang lo ngại về tình trạng mất nước, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc cho bé uống 1 lượng nhỏ nước.
Đừng cho bé uống soda có ga, gây hại khủng khiếp cho răng và sức khỏe bé. Nếu bé uống nước trái cây thì đừng tăng thêm lượng nước ép trong một ngày, nhưng có thể pha loãng với nước. Nếu bé uống 3 hay 4 ounce nước trái cây một ngày, bạn có thể pha loãng thành 6 hoặc 8 ounce chất lỏng. (Viện hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ [AAP] khuyến cáo hạn chế 4-6 ounces lượng nước hàng ngày của bé.)
Hãy đặc biệt cảnh giác với triệu chứng mất nước ở trẻ trong những trường hợp:
- Sốt.Cho bé uống thật nhiều chất lỏng bất cứ khi bé lên cơn sốt. Nếu bé gặp khó khăn khi nuốt, hãy hỏi bác sĩ xem liệu có thể cho bé uống một liều thuốc giảm đau như acetaminophen cho trẻ em hoặc (nếu cô ấy 6 tháng tuổi trở lên) ibuprofen, giúp giảm khó chịu. (Không bao giờ cho trẻ uống aspirin, nó liên quan đến một tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng gọi là hội chứng Reye.)
- Quá nóng:cho bé uống nhiều chất lỏng hơn bình thường khi thời tiết nóng. Hoạt động quá nhiều vào một ngày nắng nóng, hoặc ngồi trong một căn phòng ngột ngạt có thể dẫn đến đổ mồ hôi và mất nước.
- Tiêu chảy: Nếu bé mắc một căn bệnh liên quan đến đường ruột, đặc biệt là viêm dạ dày cấp tính, bé sẽ mất nước do bị tiêu chảy và ói mửa. Không nên cho bé uống nước trái cây, chỉ khiến tình hình tồi tệ hơn, và không cho bé uống thuốc tiêu chảy nếu không có sự đồng ý của bác sĩ. Với trẻ 6 tháng tuổi trở lên chỉ cần cho bé uống sữa mẹ hoặc sữa bột và bổ sung thêm một ít nước. Nếu bé 3 tháng tuổi trở lên và có nguy cơ bị mất nước, tốt nhất là cho bé uống dung dịch điện giải. Bằng cách này, nếu bé bị mất nước do tiêu chảy, phân sẽ lỏng. Nếu mất nước do nôn hoặc do nguồn khác gây mất nước, phân sẽ nhỏ và ít.
- Ói mửa:virus và nhiễm trùng đường ruột có thể dẫn đến nôn mửa. Nếu bé nuốt chất lỏng khó, sẽ dễ dàng bị mất nước. Hãy cho bé uống chất lỏng liên tục (sữa mẹ hoặc sữa bột với một chút nước nếu bé từ 6 tháng tuổi trở lên). Dung dịch điện giải rất có hiệu quả với bé 3 tháng tuổi trở lên bị nôn mửa. Bắt đầu từ từ, từng ngụm liên tục cho đến khi dạ dày ổn định trở lại- khoảng 1 muỗng cà phê (5 ml hoặc cc) 10 phút trong vòng vài giờ. Sau đó, nếu mọi việc tiến triển tốt, bạn có thể tăng 2 muỗng cà phê (10 ml hoặc cc) năm phút.
- Trường hợp khác: đau họng hoặc bệnh tay, chân, miệng gây ra rất nhiều đau đớn nếu bé dừng uống. Hãy hỏi bác sĩ về việc cho bé uống acetaminophen hoặc ibuprofen (nếu bé từ 6 tháng tuổi trở lên) để giảm bớt khó chịu, sau đó cho bé uống sữa mẹ hoặc sữa công thức với nước, thường xuyên và với lượng nhỏ.
Nguồn: Babycenter
Làm sao để trẻ an toàn dưới nước?
Khi nào nên đưa bé đi khâu vết thương?
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ sơ sinh
Khi nào nên tẩy giun cho trẻ
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!