Rất nhiều bà mẹ khi mang thai gặp phải những vấn đề về răng miệng. Tuy vậy, vì quan niệm khi mang thai, mọi điều trị , dùng thuốc chỉ được dùng trong trường hợp "bất khả kháng" nên có những mẹ cố chịu đựng. Thực tế là bạn vẫn phải chăm sóc và điều trị nếu n hư hàm răng của bạn có vấn đề. Những thông tin sau đây của chúng tôi chắc chắn sẽ giúp các mẹ bầu "mạnh dạn" quyết định điều trị hơn.
Chăm sóc răng miệng khi bạn mang thai
Mang thai đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải chú ý đến rất nhiều vấn đề và vấn đề sức khỏe, trong đó có việc vệ sinh răng miệng. Bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa răng và xin tư vấn về những sản phẩm chăm sóc răng miệng hiệu quả nhất. Ngoài việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên, bạn có thể làm sạch răng miệng vào buổi tối bằng một số loại thuốc an toàn (thuốc không cần kê đơn) và nước súc miệng có chứa fluoride. Bạn nên chọn mua những loại bàn chải đánh răng, chỉ nha khoa, nước súc miệng và các sản phẩm vệ sinh răng miệng khác của những thương hiệu uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Hãy đi khám nha sĩ
Đối với hầu hết phụ nữ, khám răng định kỳ là để đảm bảo an toàn sức khỏe răng miệng trong suốt thời kỳ mang thai, và hãy cho bác sĩ biết bạn đang ở trong giai đoạn nào của thai kỳ. Hãy nói với bác sĩ nha khoa về bất kỳ sự thay đổi nào về các loại thuốc bạn đã dùng hay nếu bạn nhận được bất kỳ lời khuyên đặc biệt của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn đang ở trong thời kỳ nguy hiểm của thai kỳ, hoặc bạn đang trong quá trình điều trị y tế, các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên tạm hoãn việc điều trị răng miệng lại.
Những thay đổi trong miệng của bạn
Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ có thể dễ bị mắc bệnh viêm lợi - một dạng nhẹ của bệnh nướu răng làm cho nướu bị sưng đỏ lên và đau. Tuy nhiên, bạn cũng có thể ngăn ngừa viêm nướu răng bằng cách giữ cho răng miệng luôn sạch sẽ. Nha sĩ sẽ giúp bạn làm sạch răng miệng thường xuyên để kiểm soát viêm lợi. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào trong miệng của bạn trong thời gian mang thai, bạn nên đi khám nha sĩ ngay. Nếu viêm lợi không được điều trị có thể sẽ dẫn đến các bệnh nghiêm trọng hơn ở nướu.
Các vấn đề về chế độ ăn uống
Bạn có biết răng của em bé sẽ bắt đầu phát triển trong khoảng giữa tháng thứ ba và tháng thứ sáu? Đó là lý do tại sao bạn cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A, C, và D, protein, canxi và phốt pho. Trong khi đó, phụ nữ mang thai thường có xu hướng thèm ăn và thường xuyên ăn vặt nên dễ bị sâu răng. Bạn nên chọn những loại thực phẩm có ít đường và giàu dinh dưỡng cho bạn và em bé như trái cây tươi, rau quả, sữa chua, hoặc pho mát, và nên theo lời khuyên của bác sĩ về chế độ ăn uống.
Đảm bảo an toàn khi chụp X-quang
Chụp X-quang Nha khoa đôi khi cần thiết nếu bạn gặp vấn đề nghiêm trọng về răng miệng cần được chẩn đoán. Bác sĩ sẽ phủ lên người bạn một chiếc tạp dề có lót chì để giảm thiểu sự tiếp xúc với vùng bụng. Bác sĩ có thể cũng sẽ dùng một vành đeo cổ có lót chì để bảo vệ tuyến giáp khỏi sự ảnh hưởng của bức xạ.
Đối phó với ốm nghén
Bạn có cảm giác buồn nôn? Nếu bạn bị nghén vào buổi sáng và là thường xuyên bị nôn ói, hãy làm sạch miệng bằng một muỗng cà phê baking soda pha với nước nhằm ngăn chặn acid trong dạ dày tấn công răng bạn khi bạn ói.
Sau khi sinh
Tiếp tục chăm sóc răng miệng của bạn và cả của bé. Mặc dù bạn không thể nhìn thấy răng của trẻ sơ sinh, hầu hết các răng sữa bắt đầu xuất hiện thường khoảng sáu tháng sau khi sinh. Bắt đầu làm sạch miệng của bé trong những ngày đầu tiên sau khi sinh bằng cách lau nướu em bé bằng một miếng gạc ẩm sạch hoặc bằng khăn lau. Ngay sau khi răng mọc, bé có thể sẽ bị sâu răng.
(Nguồn: Mouth Healthy)
Những biện pháp giúp bạn giữ hơi thở luôn thơm mát!
7 cách làm trắng răng bằng hoa quả tại nhà
Răng khôn có nên nhổ?
10 tuyệt chiêu để có hàm răng trắng sáng
Niềng răng có an toàn không?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!