Mẹ bị rạch tầng sinh môn cần lưu ý những gì?

Kiến Thức Y Học - 04/25/2024

Trong cơ thể, vùng đáy chậu hay tầng sinh môn là bộ phận ít được biến đến nhất nhưng lại rất quan trọng trong lúc sinh đẻ, và bộ phận này cũng rất nhạy cảm trong quan hệ tình dục. Rạch tầng sinh môn khi trở dạ thực chất là một biện pháp hỗ trợ sản phụ giúp bảo vệ sức khỏe cũng như tính thẩm mỹ cho vùng kín của chị em.

Trong cơ thể, vùng đáy chậu hay tầng sinh môn là bộ phận ít được biến đến nhất nhưng lại rất quan trọng trong lúc sinh đẻ, và bộ phận này cũng rất nhạy cảm trong quan hệ tình dục. Rạch tầng sinh môn khi trở dạ thực chất là một biện pháp hỗ trợ sản phụ giúp bảo vệ sức khỏe cũng như tính thẩm mỹ cho vùng kín của chị em.

Trong cơ thể, vùng đáy chậu hay tầng sinh môn là bộ phận ít được biến đến nhất nhưng lại rất quan trọng trong lúc sinh đẻ, và bộ phận này cũng rất nhạy cảm trong quan hệ tình dục. Các bà mẹ sau khi sinh những nếp nhăn niêm mạc ở lớp trong âm đạo mở ra hoàn toàn, lớp cơ ở giữa rất căng để cho thai nhi có thể dễ dàng ra khỏi tử cung thông qua âm đạo. Nhưng trên thực tế khi đâu thai chuẩn bị ra ngoài nếu như không có sự giúp đơc của các bác sĩ trợ sản bảo vệ tầng sinh môn thì thai phụ rất dễ bị rách tầng sinh môn khi sinh.

1. Vì sao phải rạch tầng sinh môn

Về mặt thẩm mỹ: trong quá trình rặn đẻ nếu tầng sinh môn không đủ giãn để cho bé chui ra thì sẽ bị rách, vết rách sẽ ngoằn ngoèo và rất xấu nếu so với vết rạch can thiệp là 1 đường thẳng. Vết rạch dù được khâu kỹ vẫn có thể để lại sẹo xấu ảnh hưởng tới vấn đề thẩm mỹ và lần sinh sau rất có thể bị rách nứt vết sẹo cũ.

Về sức khỏe: vết rách có thể ảnh hưởng tới nút thớ trung tâm đáy chậu làm tầng sinh môn bị nhão về sau. Khi đó tầng sinh môn sẽ mất khả năng co hồi lại như bình thường dẫn đến nguy cơ sa tử cung; âm đạo; trực tràng; bàng quang.

Thời điểm rạch tầng sinh môn là lúc sản phụ đang có cơn gò tử cung tức là đang đau răn nên cái đau do vết rạch sẽ bị lấp đi trong cái đau của cơn gò. Thực chất cắt tầng sinh môn là để bảo vệ cho thai phụ chứ không phải là làm cho nữ hộ sinh hoặc bác sĩ đỡ đẻ dễ hơn như một số sản phụ vẫn lầm tưởng.

Mẹ bị rạch tầng sinh môn cần lưu ý những gì?

2. Những trường hợp nên rạch tầng sinh môn

- Tính đàn hồi của tầng sinh môn khá kém, miệng âm đạo nhỏ hẹp, tầng sinh môn bị sung phù,... có thể khiến cho thai nhi của bạn sinh ra khó khăn nguy cơ bị rách tầng sinh môn nghiêm trọng.

- Khi thai nhi quá lớn vị trí đầu thai không chuẩn, đầu thai nhi bị kẹp ở giữ tầng sinh môn.

- Những bà mẹ trên 35 tuổi, thường mắc phải những bệnh nguy hiểm cao trong thời kỳ mang thai như: tim, huyết áp cao khi mang thai,... để giảm bớt sự tiêu hao thể lực của sản phụ cần rút ngắn quá trình sinh sản, giảm bớt đi những nguy hiểm của việc sinh đẻ đối với cả người mẹ và em bé. Khi đầu thai nhi hạ đến tầng sinh môn thì nên tiến hành mổ rạch tầng sinh môn.

- Khi miệng tử cung đã mở hết, đầu thai nhi khá thấp nhưng lại có hiện tượng thiếu oxy, nhịp tim thai nhi không đều có những biến đổi khác thường, nước ối có tình trạng vẩn đục hoặc trong nước ối có phân của thai nhi thì cần thực hiện rạch tầng sinh môn.

3. Rạch tầng sinh môn như thế nào?

Khi đầu bé lấp ló ở âm đạo và âm đạo bạn đang căng giãn tới mức tối đa bạn sẽ được gây tê tại chỗ ở vùng sàn khung chậu. Khi mà cơn co thắt lên tới đỉnh cao, một đường cắt nhỏ sẽ được rạch từ đáy âm đạo và thường hơi chếch sang một bên, có những trường hợp không kịp để chích thuốc tê nhưng mà bạn cũng không cảm thấy đau do các mô căng đã bị tê tự nhiên vì quá đau. Sau đó sẽ mất một ít thời gian để bạn được khâu lại các lớp da và cơ bắp. Lúc này nếu như bạn thấy đau thì các bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê cho bạn, thông thương lớp niêm mạc và cơ được khâu bằng chỉ tự tiêu sau 3 tuần còn lớp da sẽ được khâu bằng chỉ nilon và việc cắt chỉ sẽ không gây đau cho bạn.

Mẹ bị rạch tầng sinh môn cần lưu ý những gì?

4. Giữ vệ sinh sau khi rạch tầng sinh môn

Tầng sinh môn phía trước gần âm đạo và phái sau gần hậu môn nên có rất nhiều vi khuẩn. Do đó sau khi mổ cắt tầng sinh môn phải duy trì vệ sinh tại chỗ mỗi lần sau khi đi vệ sinh xong nên dùng nước rửa ngay để tránh nhiễm trùng vết thương. Bạn có thể tự rửa bằng nước đun sôi với xà phòng thơm hoặc với xà phòng trung tính rồi lau khô hằng ngày. Bạn cũng có thể dùng máy sấy tóc để làm khô nhanh vết khâu, cần lưu ý là bạn nên mặc đồ lót có chất liệu thoáng mát.

Như vậy, bài viết trên đã nêu một số lưu ý khi mẹ phải rạch tầng sinh môn khi sinh. Các mẹ có thể tham khảo để biết một cách rõ nhất.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!