Mẹ có biết sự phát triển của thai nhi 3 tháng giữa thai kỳ? 3

Sức Khỏe Thai Kỳ - 12/22/2024

3 tháng giữa thai kỳ được tính từ tuần thứ 14 đến hết tuần thứ 27 của thai nhi. Đây là giai đoạn thai nhi bắt đầu phát triển hoàn thiện xương, đặc điểm khuôn mặt, chân tay và đặc biệt là sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh. Thai nhi cũng đã bắt đầu có những cử động đầu đời trong giai đoạn này.

3 tháng giữa thai kỳ được tính từ tuần thứ 14 đến hết tuần thứ 27 của thai nhi. Đây là giai đoạn thai nhi bắt đầu phát triển hoàn thiện xương, đặc điểm khuôn mặt, chân tay và đặc biệt là sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh. Thai nhi cũng đã bắt đầu có những cử động đầu đời trong giai đoạn này.

Quá trình phát triển thai nhi 3 tháng giữa

Trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, thai nhi sẽ có những sự thay đổi nhanh chóng về trọng lượng và kích thước cơ thể. Cụ thể như chỉ số cân nặng, chiều dài cơ thể trung bình của thai nhi ở tuần thứ 14 thường là 8.7 cm và 43 gam thì đến sau tuần thứ 27 có thể tăng lên thành 36.6 cm và 875 gam. Theo như tính toán trung bình của các chuyên gia, thai nhi trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ mỗi tuần có thể tăng lên khoảng 50 gam trọng lượng cơ thể.

Thêm vào đó trong giai đoạn này, các bộ phận trên cơ thể thai nhi đang dần dần được hoàn thiện về cấu trúc. Đặc biệt vào khoảng tuần thứ 16 của thai kỳ khi bộ phận sinh dục của thai nhi dần phát triển hoàn thiện, việc siêu âm có thể giúp xác định giới tính của thai nhi.

Vào tuần thứ 19, xương hàm và cơ bắp bắt đầu hình thành trên cơ thể của bé. Sang đến tuần thứ 21, tóc, lông mi của bé bắt đầu mọc.

Sang đến tuần thứ 24 là những tuần cuối của giai đoạn giữa thai kỳ, mỡ bắt đầu xuất hiện trên lòng bàn tay và ngón tay và toàn bộ cơ thể. Da bé bắt đầu căng ra hình thành rõ các vân tay vân chân.

Mẹ có biết sự phát triển của thai nhi 3 tháng giữa thai kỳ?
                    
                    
                        
                        3

Thai nhi đã có thể bắt đầu nghe được âm thanh vào 3 tháng giữa thai kỳ

Trong 3 tháng giữa của thai kỳ, não và hệ thần kinh của thai nhi cũng bắt đầu phát triển rất nhanh, phân chia chức năng riêng biệt của từng vùng với sự phân biệt của các giác quan. Thai nhi đã có thể nhắm, mở mắt, bắt đầu nghe được âm thanh và có cảm giác về mùi vị. Đặc biệt, trong thời gian này, các mẹ cũng đã bắt đầu cảm nhận được các cú máy thai của con.

Nhưng điều cần lưu ý trong ba tháng giữa thai kỳ

Sau khoảng thời gian “nhạy cảm” của ba tháng đầu thai kỳ, thai nhi sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển vững chắc hơn. Tuy nhiên, 3 tháng giữa thai kỳ này cũng là một trong những giai đoạn phát triển quan trọng của thai nhi. Do đó, các mẹ bầu vẫn cần phải chú ý giữ gìn sức khỏe cẩn thận, đặc biệt cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hợp lý. Sau giai đoạn thai nghén 3 tháng đầu, hiện tượng ốm nghén bắt đầu giảm bớt và cơ thể sẽ cần nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng hơn cho nhu cầu của cả thai phụ và thai nhi. Ngoài chế độ dinh dưỡng, các bà bầu cũng nên chú ý những vấn đề khác như:

Mẹ có biết sự phát triển của thai nhi 3 tháng giữa thai kỳ?
                    
                    
                        
                        3

Các bà bầu nên ngủ ở tư thế nghiêng bên trái thay vì nằm ngửa vào giai đoạn 3 tháng giữa mang thai.

  • Chọn tư thế ngủ an toàn để giảm áp lực cho thau nhi và xương cột sống của mẹ. Nên ngủ ở tư thế nghiêng bên trái thay vì nằm ngửa dễ gây chóng mặt, buồn nôn cho mẹ.
  • Luôn giữ vệ sinh răng miệng vì có một số trường hợp viêm lợi có thể khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào máu gây nên nguy cơ sinh non.
  • Bảo vệ vùng kín khỏi các yếu tố lây nhiễm vi khuẩn, nấm. Vì đây được coi là nguyên nhân gây nên các tổn thương tử cung, cổ tử cung dẫn đến tình trạng sảy thai và sinh non.
  • Các bà bầu nên thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng vừa giúp tăng cường sức khỏe vừa giúp quá trình chuyển dạ trở nên nhẹ nhàng và đơn giản hơn.

3 tháng giữa thai kỳ được xem là thời điểm mà cơ thể bà bầu được thoải mái nhất trong suốt cả quá trình mang thai. Tuy nhiên với thai nhi thì đây là giai đoạn phát triển về cả thể chất lẫn trí não vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, các mẹ bầu nên cần chú ý chăm sóc cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần tốt để thai nhi được phát triển khỏe mạnh và hoàn thiện nhất.

>>> Xem thêm: Chế độ nghỉ ngơi và luyện tập của mẹ bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!