Những bé gái dưới 10 tuổi, thậm chí 5-6 tuổi cũng mắc bệnh vùng kín như viêm âm hộ, âm đạo.
Lâu nay, người lớn nghĩ phải ở tuổi trưởng thành bé gái mới mắc bệnh này. Đó là lý do nhiều phụ huynh không khỏi băn khoăn khi bác sĩ kết luận bệnh của con.
Con viêm nhiễm, mẹ ngỡ bị xâm hại
Đưa con gái tới phòng khám, trong lòng chị Thái Hằng (ở quận Long Biên, Hà Nội) không khỏi rối bời. Con gái chị - bé Thục Linh – 5 tuổi đợt này thường kêu đau, rát và ngứa vùng kín.
Thời gian đầu, nghe con nói thế chị nghĩ bé còn nhỏ chỉ có thể vệ sinh không kỹ nên ngứa ngáy. Mỗi tối, chị Thái Hằng vệ sinh cho con gái kỹ hơn nhưng tình trạng không cải thiện, bé vẫn khó chịu. Trong đầu chị Thái Hằng còn loé lên suy nghĩ xấu: Hay con bị xâm hại. Không suy nghĩ lung tung, chị đưa bé tới khám bác sĩ.
TS Phạm Thu Hiền - Khoa Điều trị tự nguyện A - Bệnh viện Nhi Trung ương kiểm tra vùng kín của bé Thục Linh không phát hiện ra dấu hiệu gì của việc bị xâm hại. Qua thăm khám và làm các xét nghiệm để loại trừ khả năng trẻ mắc các bệnh lý viêm nhiễm, dị dạng bộ phận tiết niệu sinh dục. Khi soi phân của trẻ, các bác sĩ nhận thấy có nhiều trứng giun.
Chị Thái Hằng cho biết, bé có tiền sử mắc giun kim từ năm 2 tuổi nhưng tẩy giun không đều đặn. Gần đây, con gái chị có nhiều biểu hiện lạ như thường xuyên đưa tay gãi ở chỗ kín, đêm ngủ hay trằn trọc. Khi giặt đồ cho con, chị phát hiện thấy có nhiều dịch vàng đục dính ở quần nhỏ của bé.
TS Phạm Thu Hiền cho hay, bệnh giun kim gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biên nhất là ở trẻ em. Bệnh có thể lây từ người này sang người khác và tái nhiễm nhiều lần do vệ sinh kém. Ở một số trẻ gái mắc giun kim, giun có thể mang theo phân từ hậu môn chui vào âm đạo gây viêm nhiễm âm hộ-âm đạo.
Tại phòng khám, tình trạng trẻ gái mắc bệnh viêm âm hộ- âm đạo do giun kim không phải là hiếm gặp. Nhiều bà mẹ biết con mắc giun, nhưng tẩy giun cho trẻ không đúng cách, không đủ liều nên trẻ hay bị tái nhiễm. Các mẹ này chỉ đưa con đi khám khi bé đã có nhiều biểu hiện viêm nhiễm phụ khoa nghiêm trọng như: Âm hộ đỏ, đau, có mùi hôi, dịch tiết âm đạo bất thường, trẻ đau khi đi tiểu...
Phụ huynh bất ngờ khi biết bệnh của trẻ
Nhiều mẹ tưởng rằng trẻ nhỏ thì không bị viêm nhiễm. Nhưng thực chất nếu trẻ không được chăm sóc tốt và có chế độ vệ sinh hợp lý thì rất dễ mắc viêm nhiễm. Hơn nữa, do buồng trứng chưa hoạt động, nên đặc điểm cơ quan sinh dục ở bé gái trước tuổi dậy thì khác với phụ nữ tuổi sinh sản.
Vùng kín của bé dễ bị kích ứng vì thiếu các rào chắn sinh lý giúp ngăn cản nhiễm trùng. Ngoài ra, âm đạo có pH trung tính và thiếu các kháng thể bảo vệ là yếu tố thuận lợi cho vi trùng phát triển. Những yếu tố trên kết hợp với vệ sinh kém dễ gây nên viêm âm hộ, âm đạo ở bé gái.
Nguyên nhân dậy thì sớm ở bé gái và cách điều chỉnh khoa học
Thủ phạm khiến chị em bị bệnh viêm ngứa âm đạo
1
Không lo viêm nhiễm vùng kín với chỉ một nhánh tỏi ?
Tác hại khủng khiếp từ việc dùng giấy vệ sinh sai cách không phải ai cũng biết
Cách phòng ngừa bệnh phụ khoa hiệu quả cho chị em
TS Phạm Thu Hiền cho biết thêm, biểu hiện viêm nhiễm mà trẻ hay gặp là hiện tượng tiết dịch, ngoài ra, có thể kèm theo ngứa, rối loạn bài niệu: Đái dắt, buốt hoặc đái dầm (ở trẻ lớn). Tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng mắc giun kim ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của trẻ vì các bé thường có biểu hiện ngứa ngáy, bứt rứt, khó chịu, ngủ không yên giấc, suy nhược thần kinh hay nghiến răng và đái dầm.
Đề phòng trẻ mắc giun kim, gia đình cần tẩy giun định kỳ cho cả gia đình, đặc biệt là trẻ em 6 tháng/ lần; giữ gìn vệ sinh cho trẻ: rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, mỗi khi tay bị bẩn, sau khi chơi đùa xong...
Theo Lao động
Xem thêm:
- Cách vệ sinh vùng kín cho bé gái đúng cách mẹ nào cũng phải biết
- Những điều cần biết để "cô bé" vùng kín khỏe mạnh
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!