Mẹo điều trị bệnh nói lắp ở trẻ em cực hiệu quả

Kiến Thức Y Học - 01/18/2025

Nói lắp là tật khá phổ biến ở trẻ em, nhất là trẻ từ 2 đến 6 tuổi. Trẻ em bị khủng hoảng tâm lý có thể dẫn đến tình trạng này. Bệnh nói lắp gây nhiều phiền phức, tạo nên áp lực cho trẻ khi nói chuyện. Vậy, điều trị bệnh nói lắp ở trẻ em bằng cách nào?

Nói lắp là tật khá phổ biến ở trẻ em, nhất là trẻ từ 2 đến 6 tuổi. Trẻ em bị khủng hoảng tâm lý có thể dẫn đến tình trạng này. Bệnh nói lắp gây nhiều phiền phức, tạo nên áp lực cho trẻ khi nói chuyện. Vậy, điều trị bệnh nói lắp ở trẻ em bằng cách nào?

Dưới đây, Lily & WeCare mách bạn một số mẹo điều trị bệnh nói lắp ở trẻ emcựchiệu quả cho các bé.

Nguyên nhân gây bệnh nói lắp

Được biết, nói lắp là một loại tật do rối loạn ngôn ngữ. Trong đó, sự ấp úng khi nói khiến trẻ phát âm chậm, kéo dài hoặc lặp đi lặp lại. Nói lắp thường gặp ở các bé trai nhiều hơn bé gái. Nói lắp gây nhiều phiền phức và khổ tâm cho người bệnh vì giao tiếp không tốt khiến cho nhiều bé bị bạn bè xa lánh, cô độc, xấu hổ. Vì vậy, điều trị bệnh nói lắp ở trẻ em ngay là điều vô cùng quan trọng.

Tuy nhiên, trước khi đưa ra phương pháp điều trị khoa học cho các ông bố, bà mẹ Lily & WeCare xin nói qua một chút về nguyên nhân gây bệnh nói lắp ở trẻ. Qua phỏng vấn các bác sĩ chuyên khoa thì được biết, nguyên nhân tật nói lắp ở trẻ còn chưa rõ ràng bởi hiện nay có rất nhiều giả thuyết khác nhau.

Mẹo điều trị bệnh nói lắp ở trẻ em cực hiệu quả

Sự rối loạn ngôn ngữ gây ra tật nói lắp ở trẻ

Nói lắp ở trẻ có thể do chấn thương sơ sinh. Với trường hợp các bé bị sinh khó phải dùng forceps cặp vào đầu thai nhi để lôi ra khỏi bụng mẹ hoặc với trẻ nhỏ bị ngã va đầu vào vật cứng gây nên tổn thương vùng ngôn ngữ. Điều này có ảnh hưởng nhất định đến khả năng nói của các bé. Một số vị bác sĩ khác nhận định, trẻ bị nói lắp do sang chấn tâm lý. Sang chấn này là do khủng hoảng tình cảm, cú sốc tâm lý hoặc một chuyện nào đó thời thơ ấu xảy ra có khả làm cho trẻ mắc tật nói lắp.

Mặt khác, cũng có người cho rằng, tật nói lắp hình thành do trẻ mắc bệnh. Ví dụ, khi sản phụ trong thời kỳ mang thai mắc một số bệnh có thể truyền vào thai nhi và bệnh đó đã gây tổn thương cho não dẫn đến việc ảnh hưởng vùng ngôn ngữ nói. Hoặc cũng có thể do trẻ em mắc phải một số bệnh ở não như viêm não, viêm màng não. Sau khi điều trị khỏi để lại di chứng ở vùng ngôn ngữ. Hoặc cũng có thể do các bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, ho gà khiến vỏ đại não bị suy yếu, tinh thần bị kích thích gây căng thẳng, nói lắp.


Mẹo điều trị bệnh nói lắp ở trẻ em cực hiệu quả

Các bệnh cảm cúm, sốt cao cũng có thể gây ra tật nói lắp.

Phương pháp điều trị bệnh nói lắp

điều trị bệnh nói lắp ở trẻ em là việc làm vô cùng quan trọng vì nó quyết định đến tương lai, cuộc sống của các em sau này. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị tật nói lắp ở trẻ em. Theo các chuyên gia tâm lý chuyên điều trị bệnh nói lắp thì luyện tập cơ miệng là cách điều trị nói lắp hiệu quả cho mọi đối tượng. Luyện tập cơ miệng là bài tập tăng sức mạnh, sự linh hoạt của cơ lưỡi, môi, cằm, khí quản và phổi để bệnh nhân có thể phát âm rõ ràng hơn. Việc luyện tập sẽ được chia thành từng giai đoạn và mức độ khác nhau cho đến khi bệnh nhân có thể nói suôn sẻ những câu p hát âm đơn giản cho đến câu phức tạp.

Đối với trẻ em từ 2 đến 6 tuổi cách điều trị tốt nhất là cha mẹ nên dành nhiều thời gian cho các bé. Mỗi ngày ở bên trẻ trong không khí thoải mái, bình tĩnh nhất. Cha mẹ nên nói chậm, từ tốn để các bé dễ dàng bắt kịp tốc độ. Kiên nhẫn lắng nghe con em mình nói, điều chỉnh dần dần từng câu chữ của bé. Nếu trong trường hợp các bé mắc nói lắp nghiêm trọng cha mẹ có thể đến xin sự tư vấn từ các chuyên gia tâm lý để có các bài tập nói hiệu quả cho trẻ nhỏ.

Mẹo điều trị bệnh nói lắp ở trẻ em cực hiệu quả

Chế độ dinh dưỡng cũng là một phần quan trọng trong điều trị bệnh nói lắp ở trẻ. Bạn có thể sử dụng mật ong giống như một loại thức uống. Bởi mật ong có lợi cho thanh quản, cổ họng, giúp các bé có giọng nói chắc, khỏe hơn. Ngoài ra, nếu bé mắc bệnh nói lắp cha mẹ cũng có thể điều trị cho bé bằng các loại thuốc chống động kinh, thuốc trầm cảm giảm lo âu. Tuy nhiên, các loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vì vậy, khi có ý định điều trị bằng phương pháp này, cha mẹ nên xin tư vấn từ các bác sĩ, chuyên gia.

Việc cha mẹ quan tâm, điều trị bệnh nói lắp sẽ giúp các bé hòa nhập cộng đồng tốt hơn và có tương lai tươi sáng hơn.

>>> Xem thêm: Những bài thuốc điều trị bệnh nói lắp chắc chắn bạn nên áp dụng

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!