Chứng nấc cụt là một hiện tượng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh nhưng lại khiến cho không ít cha mẹ lo lắng không yên. Nấc cụt tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ sơ sinh nhưng nếu nấc kéo dài liên tục sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, gây nôn trớ. Vậy thì mẹ nên làm thế nào khi con bị nấc cụt? Hãy để Lily & WeCare giới thiệu đến mẹ một số mẹo điều trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh an toàn mà mẹ có thể áp dụng ngay dưới đây.
Nấc cụt là một hiện tượng thường gặp có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, trẻ bị nấc là do có các kích thích tác động lên cơ hoành dưới ngực, tạo thành nhiều cơn co thắt gây ra nấc. Đối với trẻ sơ sinh có một số nguyên nhân thường gặp gây ra nấc cụt như:
Trẻ bị nấc cụt sau khi bú bình: rất nhiều trường hợp trẻ bị nấc sau khi bú bình là do không khí có trong bình sữa được trẻ nuốt cùng với sữa, đến khi đạt đến mức quá cao thì gây ra những kích thích nhẹ khiến cơ hoành co thắt dẫn đến trẻ bị nấc.
Nhiệt độ thay đổi một cách đột ngột: Khi nền nhiệt giảm nhanh, đột ngột, luồng không khí đi vào phổi làm cho bé bị lạnh và khiến bé bị nấc
Trào ngược dạ dày thực quản: Đây là hiện tượng mà axit có trong dạ dày trào ngược lên thực quản, khiến trẻ bị nấc.
Mẹ có thể thấy, đa phần trẻ sơ sinh bị nấc cụt là do bú quá no, kèm theo nuốt phải hơi vào dạ dày. Chỉ khoảng 5-10 phút, cơ thể trẻ sẽ tự cân bằng và hết nấc. Nhưng nếu sốt ruột, mẹ có thể tham khảo một số mẹo điều trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh dưới đây để giúp con dễ chịu hơn.
Mẹo điều trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả
Cho bé uống nước hoặc là bú sữa mẹ
Cách điều trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh đơn giản nhất mà mẹ có thể làm là cho trẻ uống nước sôi để nguội. Đối với các bé đã được ăn dặm, mẹ cho trẻ uống từ từ hết khoảng 100ml nước, còn nếu trẻ lớn hơn thì mẹ có thể cho trẻ uống từ từ các ngụm nước nhỏ, đồng thời kết hợp với động tác thở sâu và ngồi gập đầu gối. Nếu như trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ ngay để trị nấc và tuyệt đối không cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi uống nước.
Vỗ nhẹ lưng cho bé
Khi con bị nấc cụt mẹ có thể chụm bàn tay lại và vỗ nhẹ vào lưng trẻ cũng có hiệu quả chữa nấc rất nhanh. Mẹ nên vỗ nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, không nên vỗ quá mạnh hoặc vỗ nhiều lần nhẹ.
Dùng tay bịt lỗ tai của bé
Khi trẻ bị nấc, mẹ có thể dùng 2 ngón tay bịt hai bên lỗ tai của trẻ trong khoảng nửa phút rồi thả ngay ra. Ngoài ra, cũng có một số bác sĩ khuyên rằng khi bé bị nấc, mẹ nên dùng tay gãi nhẹ trên môi hoặc là mang tai trẻ khoảng 60 cái. Ngoài ra ngay khi bị nấc, nếu như trẻ có thể khóc ngay thì sẽ làm giãn thần kinh thực quản, và ngưng được các kích thích lên cơ hoành khiến cho trẻ hết nấc.
Làm sao để trẻ an toàn dưới nước?
Khi nào nên đưa bé đi khâu vết thương?
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ sơ sinh
Dấu hiệu bé sắp mọc răng sữa và cách chăm sóc
Thay đổi tư thế bú của trẻ
Nếu như cứ sau mỗi lần bú bình, bé đều bị nấc thì các mẹ có thể thay đổi tư thế bú để giảm bớt lượng không khí bé nuốt vào. Đồng thời, mẹ cũng đừng quên kiểm tra xem các nguyên nhân khác khiến cho không khí tràn vào như núm vú có bị thủng hoặc rách không...
Làm bé ợ hơi sau khi bú
Nếu bé thường xuyên nấc sau khi bú no, mẹ có thể chụm bàn tay lại và vỗ nhẹ vào lưng trên của bé. Động tác này sẽ giúp cho bé dễ ợ hơi ngay, tránh bị nấc hoặc là bị nôn trớ.
Lưu ý trường hợp trẻ nấc cụt do trào ngược dạ dày: Khi bé bị nấc cụt có kèm theo các triệu chứng như là phun nhổ liên tục khi ăn, đau bụng, biếng ăn, khó chịu, quấy khóc dữ dội, nôn trớ mạnh thì lúc này nguyên nhân khiến bé bị nấc có thể là do trào ngược dạ dày thực quản. Vì thế khi nhận thấy trẻ các dấu hiệu này, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện gặp các bác sĩ chuyên môn để được điều trị phù hợp và kịp thời nhất.
Trên đây là một số mẹo điều trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn mà mẹ có thể yên tâm áp dụng khi con bị nấc. Với những chia sẻ trên đây hi vọngLily & WeCare đã giúp mẹ có thêm kiến thức để bổ trợ cho quá trình nuôi dưỡng con tốt hơn.
>>> Xem thêm: Mẹo nhỏ chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!