Mẹo hay giúp cha mẹ loại bỏ ngay những thói quen xấu hay gặp và đầy phiền nhiễu này ở con nhỏ

Nuôi dạy con - 11/28/2024

Trẻ nhỏ thường hay có những thói quen dễ khiến cha mẹ phải 'nổi điên' và đây chính là một số mẹo hiệu quả giúp cha mẹ giải quyết vấn đề này.

Một điều rất phổ biến đối với trẻ nhỏ là có rất nhiều trẻ quen với việc sử dụng núm vú giả, mút tay hay cần có gấu bông để có thể đi vào giấc ngủ.

Tuy nhiên nếu việc này diễn ra quá lâu có thể hình thành nên những thói quen không tốt cho trẻ, do vậy cha mẹ cần phải can thiệp một cách phù hợp để ngăn cản các hành vi đó ăn sâu vào trẻ.

1. Để con không còn phụ thuộc vào núm vú giả

Mẹo hay giúp cha mẹ loại bỏ ngay những thói quen xấu hay gặp và đầy phiền nhiễu này ở con nhỏ

Việc sử dụng núm vú giả lâu ngày có thể dẫn đến việc chậm phát triển ngôn ngữ, do đó bạn cần loại bỏ núm vú giả cho trẻ ở một thời điểm thích hợp. (Ảnh minh họa)

Việc sử dụng núm vú giả lâu ngày có thể làm chậm khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ vì vậy bạn hãy tìm cách loại bỏ núm vú giả khỏi trẻ. Nếu như việc này quá khó khăn, hãy chỉ sử dụng chúng khi cho trẻ đi ngủ và cất nó dưới gối, hay đặt nó một cái hộp cạnh cũi để trẻ có thể sử dụng vào ban đêm.

Nếu như bạn muốn loại bỏ việc sử dụng núm vú giả cho trẻ hoàn toàn, hãy thử làm theo cách của Sue Atkins, tác giả của cuốn sách 'Dạy con dễ dàng: Làm thế nào để nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc': Sử dụng 1 dải ruy băng treo núm vú giả trên cây và giả vờ như chúng đã bị nàng tiên cá mang đi và để lại cho trẻ một món đồ chơi khác để cảm ơn, trẻ sẽ rất hạnh phúc và không cảm thấy việc không có núm vú giả là khó khăn.

2. Cách giúp con không ôm chặt lấy gấu bông mọi lúc mọi nơi

Mẹo hay giúp cha mẹ loại bỏ ngay những thói quen xấu hay gặp và đầy phiền nhiễu này ở con nhỏ

Cũng như núm vú giả, chăn hoặc gấu bông yêu thích cũng là một vấn đề nếu như trẻ thường xuyên giữ chặt chúng suốt cả ngày. Để giúp con bạn loại bỏ chúng hãy thử động viên trẻ rằng 'Một đứa trẻ lớn sẽ không cần phải luôn mang chăn/ gấu bông bên mình đúng không?' .

Khi đi đâu đó, bạn có thể vờ vô tình quên mang theo chăn hoặc gấu bông, một vài lần như thế sẽ giúp cho trẻ quên chúng từ từ và không còn phụ thuộc nữa.

3. Cố gắng trấn an để con ngủ một mình

Mẹo hay giúp cha mẹ loại bỏ ngay những thói quen xấu hay gặp và đầy phiền nhiễu này ở con nhỏ

Trong vài năm đầu tiên, trẻ có thể sẽ trở nên khó chịu khi bị tách ra khỏi bố mẹ. Trẻ có thể sẽ bắt đầu khóc ngay khi bạn rời khỏi phòng và để trẻ một mình.

Tuy nhiên, theo lời khuyên của tác giả Atkins, việc bạn cần làm là giữ bình tĩnh, đưa trẻ trở lại giường, sau đó giúp trẻ tự xoa dịu bằng cách giữ điều đó như một thói quen hàng ngày.

Sẽ mất khoảng 4 đêm để trẻ có thể làm quen với việc ngủ một mình. Nếu như trẻ khóc, hãy cố gắng trấn an trẻ một cách nhẹ nhàng.

4. Cha mẹ đừng quá lo lắng nếu thấy con hay mút tay

Mẹo hay giúp cha mẹ loại bỏ ngay những thói quen xấu hay gặp và đầy phiền nhiễu này ở con nhỏ

Mút tay sẽ trở thành vấn đề khi trẻ được 4-5 tuổi, khi mà răng miệng vào giai đoạn dần hoàn thiện. (Ảnh minh họa)

Trong khi hầu hết các bậc cha mẹ nghĩ rằngtrẻ mút tay thì đáng yêu thì lại có một số cha mẹ lo lắng rằng điều này có thể ảnh hưởng đến răng miệng và sự phát triển lời nói của trẻ. Nhưng sự thực thì khi trẻ được 4-5 tuổi, giai đoạn mà răng miệng dần hoàn thiện thì mút tay mới thực sự là vấn đề.

Một số trẻ sẽ tự loại bỏ việc này và hầu hết trẻ sẽ dừng mút tay khi bắt đầu vào tiểu học. Tuy nhiên, nếu như đến lúc đó vẫn còn, bạn có thể đưa trẻ đến nha sĩ để kiểm tra, tư vấn và giải thích cho bạn về sự ảnh hưởng của việc mút tay đến răng miệng của trẻ như thế nào.

Các cách thức tốt nhất để loại bỏ thói quen xấu ở trẻ

Giữ vững quy tắc: Hãy chắc chắn rằng con bạn hiểu và chấp nhận những điều mà bạn yêu cầu trẻ làm.Ví dụ như việc loại bỏ núm vú giả khỏi giấc ngủ, hãy giải thích cho trẻ một cách cẩn thận và nhắc nhở trẻ thường xuyên.

Thống nhất cách thực hiện: Viết ra những quy tắc, hay quy định mà bạn đang muốn trẻ thực hiện và chia sẻ với chồng để trẻ có thể thực hiện những điều mà bạn yêu cầu khi chỉ có bố ở bên.

Khen ngợi trẻ : Ngay khi trẻ có những bước tiến bộ nhỏ nhất, hãy khen ngợi trẻ thật lòng. Những lời khen ngợi, những cái ôm sẽ luôn là những điều động viên tốt nhất dành cho trẻ.

Nguồn: Smartparent

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!