Mọc răng và chảy nước mũi: Có liên quan hay không? 1

Chăm Sóc Bé - 01/17/2025

Mọc răng thường được gắn liền với việc gây ra các ảnh hưởng cho bé như mất ngủ vào ban đêm hay chảy nước mũi và má ửng hồng, sốt...

Mọc răng thường được gắn liền với việc gây ra các ảnh hưởng cho bé như mất ngủ vào ban đêm hay chảy nước mũi và má ửng hồng, sốt...

Nhưng có bao nhiêu dấu hiệu "bình thường" và triệu chứng được cho là thực sự bình thường khi trẻ mọc răng? Và quan trọng hơn là làm thế nào để bạn có thể nhận ra rằng chảy nước mũi ở trẻ là do cảm lạnh hay chỉ là một dấu hiệu của mọc răng?

Khi nào chảy nước mũi liên quan đến việc mọc răng?

Mọc răng là một chủ đề gây ra nhiều tranh cãi trong giới y khoa. Trong thực tế, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các bậc cha mẹ và người chăm sóc hầu như thường phóng đại các triệu chứng mọc răng ở trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, nhiều là cha mẹ hiểu rõ mọc răng là một điều chân thực và ở mỗi trẻ sẽ có dấu hiệu khác nhau. Có cha mẹ đã chia sẻ rằng: "Tôi không hề đùa bạn, tôi có bốn đứa con và ba đứa đầu tiên đều không có dấu hiệu nào cho thấy chúng đã mọc răng.

Tôi sẽ không bao giờ quên sự ngạc nhiên của mình khi một ngày, con gái tôi vừa ngủ dậy, mỉm cười và hạnh phúc với chiếc răng đầu tiên của nó. Tôi thậm chí còn không biết nó đã mọc răng! Nhưng rồi đến con thứ tư của tôi mọc răng và mỗi chiếc răng giống như một sự tra tấn kéo dài của những đêm mất ngủ và khó chịu. Đó quả là tàn bạo".

Học viện Nhi khoa Mỹ đã tìm thấy một số triệu chứng chung về việc em bé có thể đang mọc răng. Các triệu chứng đó bao gồm:

  • Cáu gắt

  • Tăng tiết nước bọt (chảy nước dãi)

  • Sổ mũi

  • Ăn mất ngon

Tất cả những triệu chứng chỉ ra thêm như chảy nước mũi và tăng tiết nước bọt đều được các nhà nghiên cứu kết luận rằng có thể được gây ra bởi viêm quanh răng. Hiện có một số phản ứng viêm được kích hoạt khi mọc răng đã được nhận thấy rằng có liên quan đến cơn sốt, đau bụng, rối loạn giấc ngủ và làm xáo trộn cảm giác ngon miệng ở trẻ.

Mọc răng và chảy nước mũi: Có liên quan hay không?
                    
                    
                        
                        1

Khi nào thì chảy nước mũi có thể do nguyên nhân khác?

Để xác định xem chảy nước mũi ở trẻ không liên quan đến mọc răng nhưng thay vào đó có thể là dấu hiệu của sự nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh khác hay không thì cần phải có sự đánh giá từ bác sĩ để tìm kiếm nguyên nhân.

Em bé có bị sốt hay không?

Một sự tăng nhẹ nhiệt độ cơ thể của bé là bình thường khi mọc răng nhưng hãy cẩn thận bởi sự tăng lên này là rất nhỏ.

Nhiệt độ chênh lệch chỉ xảy ra khi mọc răng trung bình khoảng 0.2oF (khoảng 0,56 độ C). Rõ ràng sự khác biệt rất nhỏ mà hầu hết mọi người sẽ không bao giờ chú ý đến. Nhiệt độ cao nhất liên quan đến mọc răng khi sử dụng bằng nhiệt kế tai là 98,24 độ F (khoảng 36,8 độ C), hoàn toàn trong phạm vi nhiệt độ bình thường.

Vì vậy để biết chính xác về việc bé sốt do đâu thì cha mẹ nên cho bé tới bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn.

>>> Xem thêm: Những điều cần biết trong việc chăm trẻ sốt do mọc răng

Cơn sốt kéo dài bao lâu?

Học viện Nhi khoa Mỹ thực sự thấy rằng nhiệt độ tăng lên mà liên quan đến mọc răng chỉ thực sự xảy ra trong ba ngày: hôm trước khi mọc răng, hôm thực tế mọc răng và ngày hôm sau.

Nếu nhiệt độ của bé vẫn cao hơn ba ngày này thì đó có thể là một dấu hiệu cho thấy có vấn đề khác đang xảy ra.

Mọc răng và chảy nước mũi: Có liên quan hay không?
                    
                    
                        
                        1

Nước mũi của trẻ có màu gì?

Trong khi hầu hết các bậc cha mẹ thường nghĩ rằng xem mũi cho con mình để tìm dấu hiệu mà thấy nước mũi màu xanh lá cây thì đó có thể là một bệnh nhiễm trùng cần dùng thuốc kháng sinh hiện nay nhưng đó không phải trường hợp tất yếu. Tuy nhiên, màu sắc của nước mũi có thể cung cấp cho bạn những manh mối nếu nó có thể gây ra do mọc răng.

Nếu nước mũi của em bé đã rõ ràng thì nó có thể là kết quả của việc uống nhiều nước và phản ứng viêm được kích hoạt bởi mọc răng hoặc nó có thể là một dấu hiệu cho thấy trẻ đã tiếp xúc với một loại virus giống như cảm lạnh thông thường.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, bất cứ lúc nào em bé tiếp xúc với một số loại vi khuẩn thì hệ miễn dịch sẽ bắt đầu làm việc để chống lại những vị khách không mong muốn và cơ thể sẽ tăng sản xuất chất nhầy để đào thải virus hoặc vi khuẩn .

Sau hai hoặc ba ngày, khi các chất nhầy chứa đầy vi khuẩn hoặc virus bắt được sau khi chống lại sự nhiễm trùng thì nước mũi có thể biến đổi màu sắc khác nhau từ màu trắng sang màu vàng hay sang màu xanh. Tất cả những màu sắc này hoàn toàn bình thường và thường không cần thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nước mũi có màu vàng hoặc màu xanh lá cây chảy ra trong hơn 10 đến 14 ngày có thể là dấu hiệu của việc nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc xoang.

Tóm lại

Nếu nước mũi của bé chảy nặng hơn, không cải thiện sau 10 ngày hoặc nếu nước mũi có màu vàng hoặc xanh hay nếu trẻ phát triển thêm bất kỳ dấu hiệu đi kèm nào như ho hoặc sốt thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ.>>> Xem thêm: Phát hiện dấu hiệu mọc răng ở trẻ

Theo Healthline

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!