Một vài nguyên tắc trong thể dục dưỡng sinh

Vui khỏe - 01/16/2025

Môn khoa học dưỡng sinh đã có thể tóm gọn một vài nguyên tắc cơ bản dựa trên sự đúc kết kinh nghiệm thực tiễn.

Trải qua một lộ trình thời gian khá dài để phát triển, môn khoa học dưỡng sinh đã có thể tóm gọn một vài nguyên tắc cơ bản dựa trên sự đúc kết kinh nghiệm thực tiễn.

1. Thuận theo tự nhiên

Thiên nhiên là một kho tàng vô hạn, còn con người thì hữu hạn. Dù là bất cứ một sự vật gì trên hành tinh này đều đã được an bài theo định luật thiên nhiên, và con người chỉ là một.

Ngày nay, chúng ta đã có dịp quan sát về không gian với những hành tinh, luôn luôn xoay quanh một định tinh nào đó trong nhiều dãy ngân hà khác nhau, và nếu bất cứ một hành tinh nào đi ra ngoài quỹ đạo của nó, thì đều bị huỷ diệt.

Khoa học ngày nay cũng đã cho phép chúng ta nhìn vào sự cấu trúc của con người do bởi tỷ tỷ phân tử xoay quanh nguyên tử. Thế nên con người chúng ta không thể đi ngược lại với thiên nhiên, hay chống lại được thiên nhiên, mà phải biết vận dụng sự hiểu biết của mình, đi theo chiều thuận với thiên nhiên, như người dùng buồm, mượn sức gió, lái theo chiều gió. Đó là thể dục dưỡng sinh.

Trong triết học Đông phương, người đầu tiên cổ súy cho nguyên tắc này là Lão Tử. Trong Đạo Đức Kinh của ông đã đưa ra khá nhiều lập luận để cho thấy rằng sự phát triển của vạn vật theo tự nhiên là tốt nhất. Từ đó, ông phản bác sự can thiệp cố ý của con người vào các tiến trình phát triển tự nhiên, và đi đế kết luận có tính cách tiêu biểu cho học thuyết của ông: ‘Vô vi nhi vô bất vi: Không làm gì cả, mà không có gì là không làm’.

Một vài nguyên tắc trong thể dục dưỡng sinh

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, đó là chuyện của Lão Tử. Chúng ta lý luận dựa theo nguyên tắc khoa học: Thuận theo thiên nhiên (tự nhiên) chính là qui luật tồn tại và phát triển của vạn vật. Sự sống mà thuận theo thiên nhiên thì không phát sinh ra rối loạn, bất trắc. Thiên nhiên vốn đã có một sự chọn lọc tiến hóa lâu đời để có được những gì chúng ta nhận biết ngày nay. Vì vậy, tất cả những sự can thiệp ngăn cản tiến trình phát triển tự nhiên đều là dại dột và tất yêú sẽ dẫn đến những phản ứng bất lợi.

2. Chế phục lòng ham muốn

Nguyên tắc thứ hai của dưỡng sinh là phải chế phục lòng ham muốn. Nguyên tắc này cũng không kém phần quan trọng. Ta cũng có thể tóm gọn phần này trong mấy chữ cũa nhà Phật: Tham, Sân, Si (thất tình lục dục).

- Con người nếu lạm dụng sắc dục quá độ thì dù có thuốc tiên cũng chẳng giúp ích được gì.

- Con người mà rượu chè quá độ cũng dễ làm cháy gan, thần kinh mê muội, các động mạch dòn cứng, dễ đứt hay vỡ tung.

- Con người không chủ động được việc ăn uống, sẽ đem đến những căn bệnh hiểm nghèo về đường tiêu hóa, bệnh mập phì, tiểu đường, cao máu cholesterol, kích ngất tim mạch...

Nguyên tắc thứ hai, bổ sung cho nguyên tắc thứ nhất, vì muốn thuận theo thiên nhiên thì điều tất yếu là phải chế ngự sự ham muốn qúa độ. Hãy xem cỏ đến mùa xuân thì đơm hoa kết nụ, mùa hè cho nhân quả để mùa thu lá vàng rơi rụng, mùa đông gốc rễ phát triển chuẩn bị cho mùa xuân kế tiếp. Cây cối cho quả trái mùa thì chất dinh dưỡng cũng thiếu kém, đôi khi còn phản tác dụng. Người thiếu phụ mang thai, cần thêm những chất bổ dưỡng cho thai nhi là thuận theo tự nhiên, người bình thường cứ ăn thả dàn, ăn theo thị hiếu (mắt thèm) hay vị giác (lưỡi thèm) thì quả là thiếu tự nhiên.

Người tập thể dục dương sinh là người biết điều khiển lấy chính mình từ lời nói đến việc làm, cách ăn, cách thở, biết theo dõi hơi thở từ đâu đến, và đến chỗ nào; như người lái buồm, tuy là theo chiêù gíó, nhưng biết lái đến mục đích mình mong muốn; đó là thuận với thiên nhiên.

Người tập luyện Thể dục dưỡng sinh không chỉ biết thuộc bài bản, múa may dẻo dai là đã đạt kết quả tốt; mà phải biết phối hợp từ cả trong các ăn uống hàng ngày.

Thức ăn cho thể dục dưỡng sinh: được nghiên cứu kỹ càng là thức ăn phải bổ dưỡng, không tác hại đến bất cứ bộ phận nào trong cơ thể.

Đứng từ góc độ khoa học dưỡng sinh, thì việc ăn thịt động vật là hoàn toàn trái ngược với thiên nhiên. Cấu trúc hàm răng và hệ thống tiêu hóa của con ngưòi chỉ được tiếp thu các loại ngũ cốc, rau quả; nhưng vì khẩu vị, khứu giác, thị giác và do thói quen lâu đời làm cho con người lầm tưởng thịt, cá là các thức ăn bổ dưỡng.

Hàm răng của những loài ăn thịt luôn có những chiếc răng nanh bén nhọn có thể xé thịt dễ dàng, còn của loài người thì không: Con voi, con khỉ, con hươu, con trâu, con bò chẳng ăn thịt, nhưng cũng đầy đủ protein, và to lớn biết chừng nào?

Cách ăn theo thể dục dưỡng sinh:

Ngoài ra, cách ăn của thể dục dưỡng sinh cũng quan trọng không kém: Khi ăn phải từ tốn, nhai thật kỹ, biến thức ăn thành cháo trước khi nuốt, để cho các dịch vị trong miệng tiết ra, hòa trộn với thức ăn, dễ tiêu hóa trong bao tử. Ăn vừa phải, không bao giờ ăn qúa no không thể là cách ăn Thể dục dưỡng sinh, ăn có giờ giấc nhất định, vì các bộ phận sinh học như một chiếc đồng hồ báo thức, đến giờ nào thì các dịch vị sẽ tiết ra; ăn làm nhiều lần, nhưng không ăn qúa khuya và gần lúc đi ngủ, vì khi nằm bao tử rất khó làm việc.

Một vài nguyên tắc trong thể dục dưỡng sinh

Ảnh minh họa

Khoa học ngày nay đã chế biến đầy đủ các dinh dưỡng bằng cách chiết ra từ những thức ăn các chất bổ dưỡng (các loại vitamin), và con người nghĩ rằng: Cứ việc uống những viên thuốc có chất bổ dưỡng là xong. Nhưng thực tế không phải vậy.

Còn một yếu tố rất là quan trọng, nó quyết định thành quả của việc tập luyện dưỡng sinh là: Quyết tâm, bền gan, nhẫn nại.

Bất cứ một phương pháp nào, dù hay tới đâu mà không có quyết tâm, thì chẳng khác chi có bửu bối trong túi, mà không thi triển được.

3. Sự sáng tạo

Sự sáng tạo bao giờ cũng là biểu hiện của cuộc sống, khi sự sống diễn ra, những cái mới liên tục được hình thành. Chính sự hình thành những cái mới là yếu tố quyết định sự tiến hóa của muôn loài. Khi mùa xuân đến, ta thấy cây nhú lên những mầm non, chứng tỏ sự sống đang bừng lên mỗi giờ, mỗi ngày, đem xanh tươi vào cuộc sống.

Trong từng giai đoạn của cuộc sống, chúng ta có thể thấy những biểu hiện của sáng tạo khác nhau, phản ảnh sự sức sống của từng giai đoạn đó. Ví dụ: Một em bé đang trong tuổi trưởng thành thì luôn luôn tìm tòi, khám phá những điều mới lạ; trong khi những em bé bệnh hoạn, phát triển thiếu bình thường, thì sự buồn thảm, thiếu bén nhạy. Người trung niên, trưởng thành, những người lớn tuổi; mỗi loại có sự sáng tạo và phát triển khác nhau.

Sự sáng tạo chính là sức sống của nhân loại, không có sáng tạo, đời sống chắc chắn sẽ nhàm chán và sẽ không có động lực để tồn tại và phát triển.
Thể dục dưỡng sinh không phải chỉ là bộ môn thể thao bình thường. Mỗi động tác di chuyển, mỗi cách vươn tay, co chân là những chià khóa khai mở ra các huyệt đạo, mà chỉ những người dày công luyện tập mới có thể hiểu và chiêm nghiệm ra được.

Có những người cho rằng: Thể dục dưỡng sinh cũng là bộ môn Thiền trong cử điệu cũng không sai; vì khi tập những học viên phải tập trung tư tưởng để theo dõi, điều khiển hơi thở, gột sạch tâm hồn trong trống rỗng để dễ hòa nhịp cùng thiên nhiên.

Nếu được nhìn các học viên trong lớp thể dục dưỡng sinh dù chỉ với những động tác rất nhẹ nhàng, yểu điệu, nhịp nhàng; nhưng sau khi tập, ai nấy đếu toát mồ hôi hột, mà trong lòng thì nhẹ nhõm, lâng lâng như đang bay bổng trên các tầng mây; và đó cũng chính là cách thể hiện đúng cách của thể dục dưỡng sinh.

Thế giới loài người đang đắm chìm trong đam mê danh vọng vật chất, khoa học tiến triển đã đè bẹp hệ thống tâm linh hụp lặn trong vũng bùn đặc quánh khó có cơ vượt thoát.

Thể dục dưỡng sinh chính là chiếc chìa khóa thần sẽ giúp con người thoát ra những mê hoặc nguy hiểm, giết chết hàng vạn sinh linh mỗi ngày mà khoa học thì sẽ miệt mài tìm kiếm trong vô vọng.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!