Mụn cóc có lây không? Làm sao để phòng ngừa?

Kiến Thức Y Học - 01/19/2025

Mụn cóc xuất hiện là do một loại virus HPV (Human Papilloma Virus) xâm nhập vào cơ thể thông qua vết nứt trên da. Bệnh không nguy hiểm nhưng khiến người bệnh khó chịu và có cảm giác đau đớn. Với mụn cóc xuất hiện trên mặt thì nó gây ảnh hưởng xấu đến yếu tố thẩm mĩ. Bởi vậy nhiều người lo lắng không biết mụn cóc có lây không?

Mụn cóc xuất hiện là do một loại virus HPV (Human Papilloma Virus) xâm nhập vào cơ thể thông qua vết nứt trên da. Bệnh không nguy hiểm nhưng khiến người bệnh khó chịu và có cảm giác đau đớn. Với mụn cóc xuất hiện trên mặt thì nó gây ảnh hưởng xấu đến yếu tố thẩm mĩ. Bởi vậy nhiều người lo lắng không biết mụn cóc có lây không?

Tìm hiểu về mụn cóc

Mụn cóc là sự hình thành do da bị nhiễm siêu vi rút HPV gây tình trạng tăng sinh lành tính ở lớp nông thượng bì. Chúng là những u nhỏ lành tính, bề mặt thường sần sùi và có kích thước to nhỏ khác nhau.

Mụn cóc thông thường là những cục sần, cứng nhô lên trên bề mặt của da. Chúng hình tròn và có kích thước từ 2 mm đến vài chục mm, có cùng tông màu da. Loại mụn cóc này có thể xuất hiện ở dưới lòng bàn chân, dưới móng chân tay và gây đau nhói khi chạm vào.

Mụn cóc chùm chủ yếu tập trung ở lòng bàn chân, gót chân, bộ phận sinh dục hay xung quanh hậu môn giống như sùi mào gà.

Mụn cóc phẳng là những nốt sần nhỏ và hơi nhô cao trên mặt da. Bằng mắt thường khó nhìn thấy mà phải sờ mới phát hiện được. Chúng có kích thước từ 1 đến 5 mm, màu vàng nâu và bề mặt trơn láng.

Mụn cóc có lây không? Làm sao để phòng ngừa?

Bị mụn cóc có lây không?

Trước những ảnh hưởng xấu mà mụn cóc gây ra cho người bệnh thì thắc mắc bị mụn cóc có lây không cũng là điều dễ hiểu. Các chuyên da da liễu khẳng định mụn cóc có khả năng lây lan.

Siêu vi mụn cóc HPV phát tán thuận lợi trong một số môi trường thường xuyên tiếp xúc như: các khu vui chơi công cộng, hồ bơi, phòng tập thể dục...

Siêu vi gây bệnh lây qua da lành khi tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc của người bệnh. Nếu da có sẵn vết trầy xước hoặc mắc các bệnh lý về da như : chàm, da bị giảm miễn dịch thì khả năng bị nhiễm siêu vi mụn cóc sẽ cao hơn.

Khi một người không mắc bệnh mà tiếp xúc trực tiếp với người bị mụn cóc thì có nguy cơ nhiễm bệnh. Ngoài ra, bệnh còn lây lan do việc dùng chung đồ dùng cá nhân với người có mụn cóc như khăn mặt, giầy dép, quần áo. Mới đầu thì không phát hiện được mụn cóc có lây không mà phải mất 2 đến 3 tháng sau khi tiếp xúc với người bệnh thì mới biết được.

Mụn cóc có lây không? Làm sao để phòng ngừa?

Mụn cóc có khả năng lây lan qua tiếp xúc da trực tiếp.

Bệnh cũng có thể tự lây nhiễm (nhảy bệnh) trên cơ thể người bệnh. Ở giai đoạn đầu là mụn cóc lớn, sau đó lây lan sang những vùng da lành và tạo ra nhiều mụn cóc nhỏ li ti. Những mụn nhỏ li ti này sẽ phát triển và tiếp tục lây lan theo cấp số nhân.

Mụn cóc phẳng có khả năng lây lan nhanh nên thường xuất hiện từ vài chục đến hàng trăm nốt mọc trên da. Khi chúng mọc thành vệt dài gọi là hiện tượng Koebner. Mụn cóc phẳng tập trung ở mặt, cổ, lưng bàn tay, cẳng tay. Khi mụn cóc phẳng đã lây lan nhiều thì việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn và mất thời gian. Do vậy, phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ nhanh và hiệu quả hơn.

>>> Xem thêm: Cách trị mụn cóc hiệu quả đơn giản tại nhà

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!