Nghiên cứu Đại học Sydney, Úc (UoS) đã chỉ ra rằng muỗi không thể làm trầm trọng thêm sự lây lan của SARS-CoV-2.
SARS-CoV-2 chủ yếu lây lan qua các giọt nhỏ tạo ra khi chúng ta hắt hơi hoặc ho và chạm vào các bề mặt bị ô nhiễm. Mặc dù SARS-CoV-2 đã được tìm thấy trong các mẫu máu từ những người bị nhiễm bệnh, không có bằng chứng muỗi là thủ phạm lan truyền bệnh. Người ta thường có quan niệm muỗi có chiếc vòi nhỏ xíu, bẩn thỉu hút máu thì cũng dễ truyền bệnh từ người sang người kia nhưng thực tế cơ chế này phức tạp hơn ta tưởng. Khi muỗi hút máu có chứa virus, virus nhanh chóng bị tiêu thụ ngay trong ruột của muỗi. Khi vào cơ thể muỗi, virus cần giữ lại một ít để nhiễm các tế bào lớp lót thành ruột, phần còn lại dùng để lây nhiễm phần khác của cơ thể côn trùng, lây sang chân, cánh và đầu.
Muỗi không làm lan truyền SARS-CoV-2.
Sau đó, virus phải lây nhiễm các tuyến nước bọt trước khi bị truyền qua vết cắn tiếp theo của muỗi. Quá trình này có thể mất vài ngày đến hơn một tuần, nhưng thời gian này không phải là trở ngại duy nhất. Virus cũng cần có thời gian để 'thương lượng' để thoát ra khỏi ruột, xâm nhập vào cơ thể và sau đó vào nước bọt. Quá trình trên tạo ra rào cản giữ chân khiến virus không thể vượt qua. Điều này diễn ra đối với các virus dễ thích nghi còn các virus khác lại không, trong đó có SARS-CoV-2.
Duy Khoa
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!