Muốn sinh con khỏe mạnh bà bầu cần phải làm gì 2

Sức Khỏe Thai Kỳ - 12/21/2024

Việc cho ra đời một đứa con khỏe mạnh là niềm vui và hạnh phúc vô bờ đối với bậc làm cha mẹ, để đạt được điều đó là cả một quá trình người mẹ cần phải chăm sóc và giữ gìn sức khỏe không chỉ còn là cho riêng bản thân mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Sau đây các mẹ hãy cùng chúng tôi lưu ý những vấn đề dưới đây để khi sinh con ra được khỏe mạnh nhất.

Việc cho ra đời một đứa con khỏe mạnh là niềm vui và hạnh phúc vô bờ đối với bậc làm cha mẹ, để đạt được điều đó là cả một quá trình người mẹ cần phải chăm sóc và giữ gìn sức khỏe không chỉ còn là cho riêng bản thân mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Sau đây các mẹ hãy cùng chúng tôi lưu ý những vấn đề dưới đây để khi sinh con ra được khỏe mạnh nhất.

1. Cần đi khám bệnh và tư vấn sức khỏe

Việc mang thai hầu như gắn liền với quá trình thăm khám, các bà mẹ nên tuân thủ theo đúng quy trình, lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa là vô cùng quan trọng. Qua đó, bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển và những bất thường của thai nhi tốt hơn. Đặc biệt, các thủ tục giám định di truyền còn có thể xác định nguyên nhân của hầu hết các dị tật bẩm sinh, nhất là những dị tật không thấy được qua hình ảnh siêu âm.

2. Tránh dùng các chất kích thích

Việc sử dụng các chất kích thích như cà phê, hút thuốc, uống rượu... gây ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi trong bụng. Uống nhiều rượu trong những tháng mang thai có thể dẫn tới hội chứng ngộ độc rượu bào thai - một trong những nguyên nhân gây chậm phát triển tâm thần ở trẻ.

Điều này cũng xảy ra tương tự ở những bà bầu có thói quen hút thuốc hay hít phải khói thuốc lá. Ngoài ra, hút thuốc, uống rượu trong khi mang thai còn tăng tỉ lệ sảy thai, sinh con nhẹ cân, sinh non, thai chết lưu và tử vong sơ sinh...

Muốn sinh con khỏe mạnh bà bầu cần phải làm gì
                    
                    
                        
                        2

3. Bổ sung vitamin

Mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh nở cần uống bổ sung a-xít folic (một vitamin nhóm B) ít nhất 3 tháng trước khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kì. Người mẹ cần bổ sung a-xít folic và sắt đầy đủ để tránh tình trạng thiếu hụt folate - nguyên nhân gây ra một loạt các dị tật bẩm sinh và dị tật ống thần kinh (phổ biến là tình trạng nứt đốt sống, thiếu não...) ở thai nhi. Ngoài ra acid folic còn có thể ngăn ngừa bệnh tự kỷ ở trẻ.

4. Ăn uống đủ chất

Thai nhi chỉ có thể phát triển khỏe mạnh, toàn diện khi được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết. Vì vậy các mẹ bầu cần ăn uống đa dạng các loại thực phẩm lành mạnh, hạn chế thực phẩm chế biến công nghiệp. Trong trường hợp người mẹ không ăn uống được thì cần gặp bác sĩ để được tư vấn và bổ sung dưỡng chất thích hợp. Vì nếu như thiếu hụt dưỡng chất, có thể khiến cho chức năng trong cơ thể trẻ phát triển không đầy đủ, dẫn đến các khuyết tật.

5. Tránh tiếp xúc các hóa chất độc hại

Các hóa chất độc hại được coi là nguyên nhân có thể gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Các hóa chất độc hại này có trong môi trường, hóa mỹ phẩm, chất tẩy rửa, các loại dung mỗi, hóa chất... gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến thai nhi ở quãng thời gian mang thai 8 - 12 tuần. Chính vì vậy, mẹ bầu cần cẩn thận và chú ý tránh xa các chất có hại này trong cuộc sống. Nếu công việc buộc phải tiếp xúc với hóa chất thì nên đeo găng tay, mặt nạ chống độc và thông hơi đầy đủ.

Muốn sinh con khỏe mạnh bà bầu cần phải làm gì
                    
                    
                        
                        2

6. Không tùy tiện dùng các loại thuốc

Trong giai đoạn mang thai, các mẹ tuyệt đối không được tự ý dùng bất kì loại thuốc nào khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ. Có thể các loại dược phẩm khi dùng đều có thể gây ra các tác dụng phụ, có tác động không tốt đến sự phát triển của thai nhi. Nếu các thuốc mẹ dùng có tác dụng phụ, sẽ dễ dẫn tới dị tật bẩm sinh cho trẻ.

7. Không nên ăn cá ngừ và tất cả cácthực phẩm có hàm lượngthủy ngân

Cá ngừ là một trong các loại cá có thể có hàm lượng thủy ngân rất cao, và một số loại cá ngừ có mức độ thủy ngân cao hơn các loại khác. Việc hấp thụ thùy ngân nhiều, dẫn đến trẻ bị khiếm khuyết nghiêm trọng như mù, điếc hay chậm phát triển trí não nếu như bào thai bị nhiễm kim loại này từ trong tử cung. Do đó, tốt nhất là phụ nữ sắp và đang làm mẹ nên tuyệt đối tránh tất cả các loại cá ngừ trong suốt thai kỳ và khi cho con bú.

Muốn sinh con khỏe mạnh bà bầu cần phải làm gì
                    
                    
                        
                        2

8. Giữ tinh thần thoài mái, tránh căng thẳng
Tình trạng căng thẳng thần kinh ảnh hưởng đến lượng đường và insulin trong máu và gây ra các vấn đề biến chứng thai kỳ. Căng thẳng trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến chứng trầm cảm, lo âu, và béo phì ở trẻ em.

Vì vậy trước khi có bầu, hãy chọn các phương pháp giảm stress hiệu quả như: yoga, thiền, tập thể dục, thay đổi cuộc sống và các mối quan hệ thật thoài mái. Nếu không hãy học cách kiểm soát căng thẳng và sống vui vẻ, lạc quan để có thể sinh ra những em bé vui tươi, khỏe mạnh.

Nguồn: Sống khỏe

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!