Nám da và tàn nhang khác nhau như thế nào?

Kiến Thức Y Học - 10/05/2024

Nám da, sạm da, tàn nhang là tình trạng gia tăng hắc sắc tố melanin ở trên da. Đây là một bệnh lành tính, cả người bệnh và thầy thuốc đều có thể biết, chẩn đoán được bằng mắt thường. Ðó là những đốm màu nâu, từ nâu hạt đến nâu sẫm, thường xuất hiện trên đôi gò má, sống mũi, trán, cằm....

Nám da, sạm da, tàn nhang là tình trạng gia tăng hắc sắc tố melanin ở trên da. Đây là một bệnh lành tính, cả người bệnh và thầy thuốc đều có thể biết, chẩn đoán được bằng mắt thường. Ðó là những đốm màu nâu, từ nâu hạt đến nâu sẫm, thường xuất hiện trên đôi gò má, sống mũi, trán, cằm....

Nám da và tàn nhang xuất hiện trên gương mặt là điều báo hiệu cho một làn da không khỏe, vậy nám da và tàn nhang khác nhau như thế nào?

Nám da

Nám da và tàn nhang khác nhau như thế nào?

Nám da (Hình ảnh minh họa)

Nám là một bệnh lành tính của da, phổ biến ở phụ nữ hơn là ở nam giới, biểu hiện bởi những mảng tăng sắc tố ở vùng da tiếp xúc nhiều với ánh sáng: mặt, cổ và vai.

Nám da dễ nhận biết vì nó có màu hơi thâm vàng hoặc hơi nâu có kích thước thường không nhất định nhưng thường lớn hơn tàn nhang.

Nám da thường chia thành 2 loại: nám mảng, nám đốm

Nám mảng: Thường xuất hiện ở hai bên gò má và hoặc trán, có thể thành mảng nám che kín cả khuôn mặt.

Nám đốm: Xuất hiện hai bên gò má thành từng đốm đen như các chấm nốt ruồi, nám đốm thường có màu đậm hơn và ăn sâu và da mặt.

Nguyên nhân gây nám da: Tiếp xúc rất hay với ánh nắng mặt trời. Tia UVA, UVB đặc biệt là tia UVA trong ánh nắng mặt trời ảnh hưởng vào sâu trong da gây nám da.

Sự lão hóa tự nhiên của da và sự tấn công của các gốc tự do, làm cho tế bào da suy yếu, dễ nhạy cảm với các tác nhân kích thích và dễ bị nám da.

Nguyên nhân nội tiết tố: Sự thay đổi hàm lượng các hormon estrogen và progesterone kích thích cơ thể tăng tạo melanin ở da sẽ dẫn đến tình trạng nám da.

Một số lí do khác: dùng một số thuốc làm tăng nhạy cảm của da hoặc dùng mỹ phẩm không đúng cách.

Tàn nhang

Nám da và tàn nhang khác nhau như thế nào?

Tàn nhang (Hình ảnh minh họa)

Tàn nhang là các nốt màu nâu sáng hoặc nâu sẫm nhỏ, có hình dạng tròn với đường kính từ 1 - 5 mm hoặc bằng đầu đinh ghim. Các nốt nằm cách đều hoặc có thể tạo thành mảng đốm trên da.

Tàn nhang thường xuất hiện bên gò má, màu sắc và sắc tố da của cơ thể khiến tàn nhang có màu khác nhau.

Vào những ngày hè nắng nóng, các nốt tàn nhang thường sẫm màu hơn, nhìn rõ hơn do chúng rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Tàn nhang nhạt dần khi thời tiết thay đổi sang mát hoặc se lạnh.

Các vết tàn nhang sẽ không gây tổn hại tới sức khỏe của, nhưng chúng gây tác động về mặt thẩm mỹ, khiến cho cháu cảm thấy không tự tin. Việc điều trị tàn nhang không phải là đơn giản, phụ thuộc vào cơ địa của từng người, lí do gây bệnh, mức độ của tàn nhang, phương pháp điều trị...

Để “làm mờ” các vết tàn nhang, có thể sử dụng một số cách đơn giản từ các nguyên liệu tự nhiên như sa:

Nước chanh: Pha loãng nước chanh với nước để rửa mặt rất hay, sau đó thoa kem giữ ẩm để da đỡ khô.

Mật ong: Bôi mật ong lên các nốt tàn nhang.

Nước vo gạo, lô hội: bôi hỗn hợp gồm 1 phần lô hội tươi, 1 phần của nước vo gạo (đã để lắng khoảng 15 phút và loại bỏ nước trong) lên mặt trước khi đi ngủ, sáng hôm sau sẽ rửa lại mặt.

Nước ép củ cải: Trộn 1 thìa cà phê củ cải xay với 1 thìa cà phê đường rồi thoa hỗn hợp này lên da, để trong 30 phút và rửa sạch với nước lạnh. Làm mỗi tuần 3 lần.

Bột nghệ: 1 muỗng cà phê bột nghệ và 1 thìa sữa chua trộn lẫn với nhau và bôi chúng lên vùng da bị tàn nhang.

Nước đu đủ xanh: nghiền đu đủ xanh sau đó lấy nước của chúng và bôi lên vùng da bị tàn nhang, để khoảng 2 giờ và rửa sạch với nước lạnh. Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày.

Quả bơ: bôi thịt quả bơ lên vùng da tàn nhang.

Quả nho: nghiền 1/4 chén nho chưa chín và trộn với 1 muỗng canh mật ong rồi bôi lên nốt tàn nhang và để trong 30 phút. Sau đó, rửa sạch với nước ấm và thoa nước cốt chanh tươi pha loãng.

Dầu thầu dầu hoặc vitamin E: bôi lên vùng da bị tàn nhang trước khi đi ngủ tối. Ngoài ra, cháu nên ăn nhiều rau quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, sữa, trứng, bắp cải, mầm lúa mì, các loại hạt, bổ sung vitamin C.

Khi đi ngoài nắng, nên dùng kem chống nắng, đội mũ vành rộng, đeo khẩu trang và mặc áo chống nắng.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!