Nên làm gì nếu con bạn nuốt phải chất độc

Kiến Thức Y Học - 01/18/2025

Đầu tiên, hãy để bé tránh xa bất kỳ phần còn lại nào của chất độc đó. Sau đó cố gắng làm cho bé nhổ ra bất cứ cái gì còn lại trong miệng. Giữ lại chất đó trong trường hợp cần thiết để xác định các chất độc.

Đầu tiên, hãy để bé tránh xa bất kỳ phần còn lại nào của chất độc đó. Sau đó cố gắng làm cho bé nhổ ra bất cứ cái gì còn lại trong miệng. Giữ lại chất đó trong trường hợp cần thiết để xác định các chất độc.

Hãy gọi ngay cấp cứu nếu thấy bé có các triệu chứng sau

- Khó thở

- Đau họng nghiêm trọng

- Sưng môi hoặc miệng

- Co giật

- Bất tỉnh

Đừng cố gắng àm cho con bạn nôn. Nếu con bạn đã nuốt phải một axit mạnh, chẳng hạn như nước rửa nhà vệ sinh hoặc kiềm mạnh, chẳng hạn như bột thông cống, việc nôn mửa có thể làm tổn thương bé bằng cách đưa các chất đốt qua cổ họng và miệng.

Nên làm gì nếu con bạn nuốt phải chất độc

Nếu con bạn không có triệu chứng nghiêm trọng

Nếu con bạn không có bất cứ triệu chứng nghiêm trọng được liệt kê ở trên, hãy gọi trung tâm kiểm soát chất độc địa phương của bạn. Các chuyên gia tại trung tâm chống độc cần phải biết trọng lượng gần đúng của con bạn, tình trạng sức khỏe, bất cứ loại thuốc nào bé đang dùng và càng nhiều thông tin về các chất bé nuốt nước vào càng tốt.

Nếu có thể, bạn hãy đưa bình chứa chất độc bé vừa nuốt phải cho trung tâm chống độc để biết các thành phần ghi trên nhãn. Nếu con bạn đã nuốt phải thuốc, bạn có thể cung cấp tất cả các thông tin cần thiết. Nếu bạn có thể, ước tính số lượng tối đa thuốc con bạn đã nuốt vào.

Nếu bé đổ chất độc lên da?

Hãy bỏ tất cả những bộ quần áo bị ảnh hưởng và rửa sạch da bằng nước ấm. Nếu da bị sưng đỏ, tiếp tục rửa trong ít nhất 15 phút. Hãy gọi cho trung tâm chống chất độc để được tư vấn nhiều hơn.

Nên làm gì nếu con bạn nuốt phải chất độc

Nếu chất độc bắn vào mắt bé?

Ngay lập tức bạn hãy rửa mắt cho trẻ bằng nước ấm. Điều này có thể không dễ dàng nếu bé hay sợ hãi. Bạn có thể nhờ một người khác giữ con của bạn trong khi bạn rửa mắt cho con. Nếu bạn đang ở một mình, hãy quấn chặt con mình trong một cái khăn và giữ bé dưới một cánh tay.

Rửa mắt bằng cách đổ nước ấm nhẹ nhàng vào góc bên trong mắt. Cố gắng giữ cho mi mắt mở hoặc để mắt con nhấp nháy đồng thời trấn an tinh thần bé trong khi rửa mắt trong 15 phút.

Nếu trẻ tiếp xúc với khói độc hại?

Bạn hãy đưa trẻ đến nơi có không khí trong lành càng nhanh càng tốt. Nếu con của bạn không thở, bắt đầu hô hấp nhân tọa ngay lập tức. Nếu có thể, hãy yêu cầu người khác gọi cấp cứu. Nếu chỉ có một mình bạn, hãy thực hiện hô hấp nhân tạo trong một phút, sau đó gọi 911. Tiếp tục hô hấp nhân tạo cho đến khi bé thở được.

Nếu con bạn đã tiếp xúc với khói độc nhưng dường như không bị ảnh hưởng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của mình. Các bác sĩ sẽ yêu cầu các chi tiết và hướng dẫn bạn thực hiện các bước tiếp theo.

Khói độc ở nhà có thể là khói xe trong nhà; lỗ thông khí bị rò rỉ; bếp không sử dụng đúng cách; hoặc lò sưởi, lò nướng, bếp lò hoặc máy nước nóng.

Nên làm gì nếu con bạn nuốt phải chất độc

Những chất độc khác cần được quan tâm

Nhiễm độc chì là một mối quan tâm nếu nhà của bạn được xây dựng trước năm 1980. Trẻ em thường nhiễm độc chính trong các mảnh vụn sơn hoặc ống dẫn khí trong quá trình nâng cấp. Nhiễm độc chì có thể gây thiếu máu, cũng như các vấn đề phát triển, hành vi nhận thức và thể chất.

Ngộ độc carbon monoxide dẫn đến tử vong nhiều hơn bất kỳ tai nạn ngộ độc nào khác ở Hoa Kỳ. Carbon monoxide là một chất không màu, không mùi có thể thấm qua nhà của bạn từ một thiết bị khi không được cài đặt đúng cách.

Trẻ em có triệu chứng của ngộ độc carbon monoxide trước người lớn. Dấu hiệu ban đầu là đau đầu, chóng mặt và buồn ngủ. Khi tiếp xúc nhiều gây ra buồn nôn, nôn mửa, tim đập nhanh, bất tỉnh và thậm chí tử vong.

Tìm hiểu thêm về tình trạng trẻ em bị ngộ độc

Mỗi năm, gần 78.000 trẻ em được điều trị nhiễm độc tại khoa cấp cứu ở Hoa Kỳ và khoảng 100 trong số họ tử vong khi chưa đầy 14 tuổi. Hơn một nửa các vụ ngộ độc xảy ra ở trẻ em dưới 6 tuổi và 90% trong số đó xảy ra ở nhà.

Chất độc trong gia đình thường gặp bao gồm mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân, vật tư vệ sinh, thuốc giảm đau, thuốc trừ sâu, dung dịch rửa kính và chất chống đông, các hydrocacbon (xăng, dầu hỏa, dầu động cơ, đánh bóng đồ gỗ, sơn) và rượu.

Theo Baby Center

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!