Dị ứng theo mùa thường xuất hiện vào nhiều thời điểm trong năm, gây nên cảm giác khó chịu không nhỏ đối với người mắc. Các triệu chứng thường gặp của tình trạng này bao gồm chảy nước mũi, chảy nước mắt, ngứa và dễ nhạy cảm. Đôi khi, một số người cũng có thể gặp thêm triệu chứng đau họng.
Đây đều có thể là những vấn đề người mắc dị ứng theo mùa phải đối mặt trong mùa xuân. Trên thực tế, không phải tất cả mọi người cũng có khả năng gặp phải hiện tượng ngứa họng hay bị những cơn ngứa ngáy khó chịu làm phiền.
Omid Mehdizadeh, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ tai-mũi-họng và thanh quản tại Trung tâm Y tế Providence St. John ở Santa Monica, California cho biết, triệu chứng đau họng này hoàn toàn bình thường và rất phổ biến.
Dị ứng theo mùa thường xuất hiện vào nhiều thời điểm trong năm, gây nên cảm giác khó chịu không nhỏ đối với người mắc.
Tại sao xuất hiện dị ứng gây đau họng?
Để biết rõ hơn về hiện tượng này, mọi người cần biết một số thông tin cơ bản liên quan tới tình trạng dị ứng. Nếu mắc phải dị ứng, cơ thể bạn sẽ coi protein như một hợp chất nguy hiểm cho sức khỏe.
Khi những protein này xâm nhập vào đường thở từ việc bạn hít phải khói bụi hay phấn hoa bay vào mắt, hệ thống miễn dịch sẽ gặp nhầm lẫn và coi chúng như những vi khuẩn gây hại. Do đó, cơ chế tự bảo vệ của cơ thể này ngay lập tức sẽ tạo ra các phản ứng viêm nhằm bảo vệ sức khỏe của bạn.
Sản sinh nhiều dịch nhầy trong mũi là một trong những phản ứng viêm nhiễm. Chúng có tác dụng giúp cơ thể nhanh chóng đẩy các tác nhân gây dị ứng ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, các chất nhầy có thể khiến bạn chảy nước mũi và ngạt mũi. Hơn nữa, tai-mũi-họng là các bộ phận có mối liên hệ vô cùng mật thiết.
Do đó, theo William Reisacher, chuyên gia y khoa kiêm trưởng khoa dị ứng tại Bệnh viện New York-Presbyterian và Trường y Weill Cornell Medicine ở New York, một khu vực có vấn đề sẽ ảnh hưởng tới các khu vực khác.
Sản sinh nhiều dịch nhầy trong mũi là một trong những phản ứng viêm nhiễm.
Các chất nhầy này có thể chảy từ xoang mũi xuống họng, gây nên hội chứng chảy dịch mũi sau vô cùng phổ biến hiện nay. Cổ họng của bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy khô rát và chịu kích thích. Kết hợp với các triệu chứng dị ứng khác, tình trạng này gây viêm họng và có thể tạo ra những cơn đau khó chịu khi nuốt.
Sự khác biệt giữa dị ứng và cảm lạnh
Cả dị ứng và nhiễm trùng đều có thể gây ra các triệu chứng như đau họng, chảy nước mũi và ngạt mũi. Vì vậy, mọi người cần phân biệt rõ hai tình trạng này nhằm đưa ra hướng điều trị phù hợp và nhanh chóng nhất với bản thân.
Theo các chuyên gia, các triệu chứng ban đầu là dấu hiệu dễ nhận biết nhất. Cảm lạnh có xu hướng chuyển biến chậm trong khi các các triệu chứng dị ứng thường xuất hiện và bùng phát ngay sau khi bạn tiếp xúc với chất gây kích ứng.
Theo Viện Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ, nếu cảm thấy ngứa, ngạt mũi hoặc chảy nước mũi khi ra ngoài trời, bạn rất có thể đang phải đối mặt với tình trạng dị ứng.
Cả dị ứng và nhiễm trùng đều có thể gây ra các triệu chứng như đau họng, chảy nước mũi và ngạt mũi.
Mọi người cũng có thể phân biệt cảm lạnh với dị ứng thông qua một vài dấu hiệu khác. Nếu tình trạng đau họng có xu hướng chuyển biến tồi tệ hơn đi kèm với hiện tượng khó nuốt, sốt, ớn lạnh hoặc đau nhức cơ thể, bạn có thể đang mắc cảm lạnh hoặc bị nhiễm trùng. Hơn nữa, sử dụng thuốc dị ứng không đem lại hiệu quả cũng là dấu hiệu rõ ràng khác.
Trên thực tế, cảm lạnh và dị ứng cũng có thể tồn tại cùng một lúc trong cơ thể bạn. Vì vậy, nếu mọi người nhận thấy các triệu chứng có xu hướng nghiêm trọng và không thể tự chữa khỏi, hãy tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia y khoa.
Biện pháp điều trị đau họng do dị ứng gây nên
Sử dụng thuốc chống dị ứng là biện pháp hàng đầu trong việc điều trị vấn đề sức khỏe này. Thuốc kháng histamin như Claritin, Zyrtec hoặc Benadryl có khả năng kiểm soát phản ứng viêm và làm giảm các triệu chứng.
Thuốc xịt mũi như ipratropium, glucocorticoid và fluticasone cũng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa hiện tượng chảy dịch mũi sau.
Sử dụng thuốc chống dị ứng là biện pháp hàng đầu trong việc điều trị vấn đề sức khỏe này vào mùa xuân.
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một vài biện pháp tự nhiên nhằm kiểm soát các triệu chứng dị ứng. Súc miệng bằng nước muối ấm giúp loại bỏ chất nhầy khó chịu ở cổ họng trong khi uống nhiều nước góp phần làm dịu tình trạng kích ứng.
Nhìn chung, phòng ngừa là biện pháp điều trị dị ứng hiệu quả nhất. Giảm thiểu tiếp xúc với các chất gây dị ứng sẽ tránh các triệu chứng xuất hiện và giảm nguy cơ mắc tình trạng đau họng.
(Nguồn: Pre)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!