'Nếu tôi chỉ có một buổi tối dành cho con': Lời tâm sự đau đáu của một người mẹ phải làm thế nào để bảo vệ con trong môi trường sống có quá nhiều 'độc

Nuôi dạy con - 11/24/2024

Cha mẹ hãy dành thời gian lắng nghe con không phán xét, không đánh giá con trẻ.

Nếu tôi chỉ có một buổi tối dành cho con:

Mỗi ngày, tôi và con chỉ có 3-4 tiếng bên nhau vào buổi tối. Chúng tôi sẽ ăn tối và xem ti vi cùng nhau, trò chuyện một chút với nhau, hoặc nếu bận làm gì đó, tôi sẽ cho con xem điện thoại khoảng một tiếng rồi cho con đi ngủ. Khoảng thời gian còn lại, tôi ở cơ quan, còn con tôi ở trên trường.

Bất cứ một người mẹ nào cũng sẽ nghĩ con mình an toàn mà. Cho đến khi tôi đọc báo và phát hiện chẳng có nơi nào thực sự an toàn với con.

Nhân vật ảo Momo và thử thách hành hạ bản thân đã khiến bao đứa trẻ ngoài kia bị ám ảnh và thậm chí là tự sát. Khá Bảnh một kẻ từng ra tù bỗng chốc trở thành 'hot' Facebooker được giới trẻ ngưỡng mộ dù có nhiều hành vi chệch chuẩn và thiếu đạo đức.

Rồi ngay cả trên trường, con tôi vẫn có thể gặp nguy vì nạn bạo lực học đường, nạn tẩy chay đang ngấm ngầm diễn ra trong thế giới riêng của các con mà thầy cô và nhà trường vẫn phẩy tay cho rằng đó là chuyện vặt của con trẻ.

Có mẹ nào đang cảm thấy bất an như tôi không? Thế-giới-ngầm ngoài kia có vô vàn những độc tố, chỉ chờ chực con tôi bước chân ra khỏi nhà hay online trên mạng xã hội là sẽ lập tức vây bủa và tấn công. Một người mẹ quay cuồng với cả một núi việc và chỉ có một buổi tối (đôi khi không trọn vẹn) dành cho con như tôi biết phải làm gì?

'Nếu tôi chỉ có một buổi tối dành cho con': Lời tâm sự đau đáu của một người mẹ phải làm thế nào để bảo vệ con trong môi trường sống có quá nhiều 'độc

Chị Phùng Lan Phương là Co-Founder, chuyên gia tư vấn và phát triển mối quan hệ tại EQ Cup

Nếu không đọc báo, tôi không thể hiểu tại sao con lại tự làm mình đau sau khi xem một kênh dành cho trẻ em trên Youtube? Nếu không đọc báo, làm sao tôi biết được con mình đang thần tượng một nam thanh niên vừa mới ra tù, xăm trổ đầy mình, thường có những phát ngôn và hành vi chệch chuẩn?

Nếu không lên mạng, làm sao tôi biết được hôm qua con từng là nạn nhân của một vụ ẩu đả trên trường hoặc chính con tôi là người đã dùng điện thoại và hả hê quay lại vụ ẩu đả đó?

Tôi thương con nhưng không có nghĩa là tôi hiểu được điều gì đang diễn ra trong thế giới của con. Tôi cứ nghĩ rằng mình đang chăm sóc con rất tốt nhưng tôi lại không thể nghe được tiếng kêu cứu của con, và không thể bảo vệ được cho con vào lúc con đang cần mẹ nhất. Có phải mạng xã hội ngày càng phát triển, thì một người mẹ như tôi càng trở nên bất lực và vô dụng hay không?

Tôi hoang mang không hiểu mình đã thiếu sót điều gì, đã bỏ lỡ điều gì để rồi vô tình đẩy con tôi ra khỏi vùng an toàn của nó. Tôi phải làm gì đây để con chịu mở lòng với mình, để tôi hiểu được điều gì đã và đang diễn ra trong thế giới bí mật ấy?

'Nếu tôi chỉ có một buổi tối dành cho con': Lời tâm sự đau đáu của một người mẹ phải làm thế nào để bảo vệ con trong môi trường sống có quá nhiều 'độc

Tôi phải làm gì đây để con chịu mở lòng với mình, để tôi hiểu được điều gì đã và đang diễn ra trong thế giới bí mật ấy?

Muốn con mở lòng, ba mẹ hãy LẮNG NGHE và KHÔNG PHÁN XÉT

Tại sao con lại có thể thần tượng một nhân vật có nhiều hành vi chệch chuẩn về đạo đức như Khá Bảnh hay ào ào làm theo một thử thách 'ngu ngốc' nào đó trên mạng xã hội (như hành hạ bản thân hay tự tử theo hướng dẫn của nhân vật ảo Mo Mo)?

Để hiểu được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, chúng ta phải hiểu rõ một số động cơ sâu thẳm như sau:

Điểm thứ nhất, chúng ta cần ý thức được là hai nỗi sợ căn bản nhất xuất phát từ nhu cầu tồn tại và phát triển của loài người từ hàng triệu năm trước đây vẫn còn hiện diện trong mỗi chúng ta trong thời đại này, dưới một hình thức khác. Đó là nỗi sợ mình 'không đủ' và vì mình 'không đủ' nên mình không được chấp nhận, không được yêu thương.

Thời kỳ trước, nỗi sợ 'không đủ' có thể là không đủ nhanh, đủ mạnh (để chạy tránh thú hay để săn bắt thú → để tồn tại được), và bộ tộc, bộ lạc, nhóm người ở cùng sẽ loại mình ra. Thời đại này, nỗi sợ 'không đủ' được thể hiện dưới khía cạnh tâm lý khác như: không đủ tiền, không đủ đẹp, không đủ giỏi, không đủ an toàn… và vì thế nên mình không được coi trọng.

Điểm thứ hai, các trường hợp kể trên chủ yếu rơi vào lứa tuổi tiền dậy thì (tween, pre-teen: khoảng từ 9- 12 tuổi) và dậy thì (12 - 25 tuổi) chứ không phải 19 tuổi như chúng ta hay nghĩ. Ở lứa tuổi này, nỗi sợ 'không đủ' và 'không được chấp nhận' của trẻ lớn hơn rất nhiều lần so với một người đã trưởng thành.

'Nếu tôi chỉ có một buổi tối dành cho con': Lời tâm sự đau đáu của một người mẹ phải làm thế nào để bảo vệ con trong môi trường sống có quá nhiều 'độc

Ở lứa tuổi tiền dậy thì, nỗi sợ 'không đủ' và 'không được chấp nhận' của trẻ lớn hơn rất nhiều lần so với một người đã trưởng thành. (Ảnh minh họa).

Hai nỗi sợ này gắn liền với hai nhu cầu ai cũng có: nhu cầu cảm thấy mình có giá trị lẫn được tôn trọng và nhu cầu được chấp nhận, được yêu thương như mình vốn là.

Do cơ thể thay đổi, hoocmon và não bộ trải qua một quá trình tái cấu trúc mạnh mẽ cùng với vô vàn áp lực vô hình khác nhau ở lứa tuổi này: áp lực khi cha mẹ so sánh với những đứa trẻ khác, áp lực khi tự mình luôn so sánh mình với người khác (cảm giác mình luôn không đủ giỏi, không đủ tốt), áp lực trở nên xinh đẹp và được người khác yêu quý (trong khi mụn bắt đầu lmọc đầy lên mặt và cơ thể có thể sẽ béo lên hơn trước nhiều)…

Nên lúc này, con trẻ cảm thấy vô cùng bất an, nhạy cảm, hoang mang, mất phương hướng. Con muốn cảm thấy mình có giá trị, mình quan trọng, mình có vai trò gì đó và cố gắng đáp ứng các nhu cầu bị thiếu hụt của mình theo cách này hay cách khác, có thể là hành vi tích cực hoặc tiêu cực. Con có thể chống đối lại người lớn, bắt nạt bạn bè, hoặc quay sang tự dằn vặt bản thân…

Khi bản thân con không cảm thấy mình quan trọng mà gặp phải một hình ảnh 'người quan trọng' ngay cả khi người này có thể có ảnh hưởng tiêu cực, người này vẫn có sức hút lớn đối với con.

Ngoài ra một trong những xu hướng của tuổi dậy thì là hiếu kỳ, thích nổi loạn để phá vỡ mọi khuôn khổ (nhu cầu phát triển tìm kiếm bản thân và do sự phát triển của não) nên nếu không được thấu hiểu, hỗ trợ và ảnh hưởng tích cực bởi cha mẹ hay những tấm gương tích cực, thì con sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng bởi tấm gương không phù hợp.

Bên cạnh đó, khi con có cảm giác mình 'không quan trọng', 'không có giá trị', 'không được yêu thương', con sẽ có xu hướng 'trút' ngược vào bên trong như thích làm đau bản thân mình, bi quan và cảm thấy cuộc sống không có ý nghĩa rồi muốn tự tử.

Trong một số trường hợp, con nhận thấy nếu mình hành động như vậy, mình sẽ nhận được sự lo lắng từ cha mẹ hay sự chú ý từ người khác. Mặc dù theo một cách rất tiêu cực, con luôn cố gắng đáp ứng nhu cầu của chính mình.

'Nếu tôi chỉ có một buổi tối dành cho con': Lời tâm sự đau đáu của một người mẹ phải làm thế nào để bảo vệ con trong môi trường sống có quá nhiều 'độc

Khi con có cảm giác mình 'không quan trọng', 'không có giá trị', 'không được yêu thương', con sẽ có xu hướng 'trút' ngược vào bên trong như thích làm đau bản thân mình. (Ảnh minh họa).

Tại sao con lại có thể đánh đập bạn dã man, có bạn lại hồn nhiên quay clip bạn bị đánh rồi tung lên mạng? Nhữnh hành động man rợ và máu lạnh này có phải xuất phát từ nền giáo dục (từ gia đình và nhà trường) non kém hay không?

Thực ra, bạo lực học đường từ xưa đến nay vẫn tồn tại. Các thế hệ 7X, 8X và 9X vẫn từng kể về rất nhiều các vụ việc đụng độ, đánh và xé áo nhau. Tuy nhiên, với sự phát triển của mạng xã hội, những vụ việc này được ghi nhận lại và lan rộng dễ dàng hơn, gây sự chú ý lớn hơn. Và chúng ta nghĩ là bây giờ con trẻ ghê gớm hơn nhưng thực sự hành vi này đã phổ biến từ rất xưa.

Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của hành vi bạo lực học đường có thể tăng lên do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau trong xã hội hiện tại: con dễ dàng tiếp xúc với phim ảnh bạo lực, chứng kiến bạo lực gia đình và bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh. Con từ từ 'giảm nhạy cảm' và 'bình thường hóa' cái mình được tiếp xúc thường xuyên. Nếu thường xuyên tiếp xúc với bạo lực, trẻ sẽ từ từ cảm thấy 'chuyện ấy cũng bình thường'.

Một lần nữa, hầu hết các vụ bắt nạt hội đồng mang tính chất nghiêm trọng thường tập trung ở độ tuổi tiền dậy thì và dậy thì. Đây là độ tuổi cơ thể, não bộ có những biến đổi lớn như đã nói ở trên, sự căng thẳng (stress) ở trẻ trong thời gian này rất cao và nhu cầu 'xả' stress cực kỳ lớn, nếu không được hướng dẫn cách điều chỉnh thích hợp (như chơi thể thao, vận động nhiều) thì trẻ rất dễ 'động tay động chân' với bạn khác.

Và lứa tuổi này, trẻ có cái gọi là 'The Toxic Cocktail'.

'The Toxic Cocktail' bao gồm:

Phần não trước (prefrontal cortex) là phần não chịu trách nhiệm cho việc tư duy ra quyết định vẫn đang phát triển chưa hoàn thiện cho đến năm 25 tuổi, nên trẻ khó ra quyết định chuẩn xác

Xu hướng dễ bị kích thích và thích trải nghiệm mới.

Cơ thể trẻ phát triển nhanh nhưng não chưa phát triển theo kịp.

Ở giai đoạn này, trẻ phụ thuộc vào phần hạch hạnh nhân để ra quyết định nhiều hơn, là phần não chịu trách nhiệm cho việc nhận diện nỗi sợ và chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp. Cho nên quyết định của lứa tuổi này không thể tránh khỏi sự bốc đồng, đầy cảm xúc, hung hăng và rất bản năng.

Ba mẹ phải làm gì để có thể lắng nghe con, định hướng con trong môi trường có vô vàn 'độc tố'? Ba mẹ nên làm gì để con hiểu trào lưu nào là có ích (thử thách dọn rác), trào lưu nào có hại (thử thách tự tử)? Ba mẹ nên làm gì để con hiểu sự ngưỡng mộ con nên dành cho những ai? Ba mẹ nên làm gì khi con bị tẩy chay/đánh hội đồng ở trên trường; hoặc chính con là người tham gia đánh bạn?

Câu hỏi này bao hàm nhiều tình huống rất khác nhau. Và ngay cả trong một tình huống, cách xử lý cũng sẽ khác nhau với trẻ ở độ tuổi khác nhau, tính cách khác nhau và tình huống khác nhau và hoàn cảnh gia đình khác nhau.

Tuy nhiên, tựu chung, để con được phát triển lành mạnh và hạnh phúc, có nội lực, có sự tự tin vững chãi từ bên trong và biết cách yêu thương bản thân mình, hãy đảm bảo các nhu cầu tinh thần của con được đáp ứng, đặc biệt là nhu cầu yêu thương kết nối và cảm thấy mình có giá trị, mình được tôn trọng trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì.

Thứ nhất, ba mẹ cần kết nối với con, dành thời gian lắng nghe thấu hiểu con. Một điều cực kỳ quan trọng khi thấy trẻ bị bắt nạt hay có hành vi bất thường, tiêu cực là ba mẹ phải LẮNG NGHE KHÔNG PHÁN XÉT, KHÔNG ĐÁNH GIÁ. Một mặt, con rất muốn ba mẹ, người thân hỗ trợ về mặt tinh thần. Mặt khác, con lại rất ngại ngần, rất xấu hổ và hoang mang 'Nhỡ mình nói ba mẹ sẽ la, sẽ làm chuyện lớn hơn, mình sẽ lại càng xấu hổ hơn' hoặc 'Ba mẹ không hiểu mình, có nói cũng chẳng ích gì'...

'Nếu tôi chỉ có một buổi tối dành cho con': Lời tâm sự đau đáu của một người mẹ phải làm thế nào để bảo vệ con trong môi trường sống có quá nhiều 'độc

Cha mẹ hãy dành thời gian lắng nghe con không phán xét, không đánh giá

Vai trò của ba mẹ cực kỳ quan trọng trong việc giúp con định hướng, hỗ trợ con 'dậy thì thành công'. Và việc con cảm thấy hoàn toàn tin cậy với ba mẹ, có khả năng mở lòng với ba mẹ mà không bị phán xét, không bị so sánh, ko bị 'dạy đời' là tối quan trọng. Như thế cha mẹ mới có thể theo sát bước phát triển của con để điều chỉnh, hỗ trợ con kịp thời.

Thứ hai, ba mẹ cần nhận thức rõ và đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con như nhu cầu cảm thấy được yêu thương và kết nối, nhu cầu được cảm thấy an toàn trong tâm lý, nhu cầu được tôn trọng cảm thấy mình có giá trị, nhu cầu phát triển tốt.

Thứ ba, cha mẹ cần ý thức suy nghĩ, cảm xúc, phản ứng hành vi của chính bản thân mình vì cha mẹ là tấm gương trực tiếp và ảnh hưởng sâu sắc nhất đến con cái.

Một khi mối liên kết gia đình vững chắc và con cảm thấy tự tin, được ba mẹ yêu thương, chấp nhận và tôn trọng, con cảm thấy an toàn và tin tưởng ba mẹ, thì những hành vi đáng lo ngại (thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, tự hại bản thân hay tổn thương người khác) đều sẽ tự khắc biến mất.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!