Nghén ngủ khi mang thai là tình trạng phổ biến ở các mẹ bầu, thay vì nôn ói hay thèm ăn các chị em lại có "sở thích" được ngủ cả ngày. Điều này mặc dù là hiện tượng rất bình thường, nhưng có nhiều người vẫn lo lắng vì cảm giác luôn mệt mỏi. Vậy nghén ngủ nhiều quá có tốt không, và làm sao để khắc phục?
Nghén ngủ là gì?
Đa phần các chị em trong giai đoạn đầu của thai kỳ thường hay xuất hiện tình trạng ốm ngén, tuy nhiên không hẳn ai mang bầu cũng đều phải có triệu chứng buồn nôn hay nôn, thèm ăn... Có những trường hợp khác mắc phải tình trạng mệt mỏi, không ngủ được hoặc là ngủ li bì.
Việc ngủ nhiều như vậy người ta gọi là hiện tượng nghén ngủ, khi đó các chị em sẽ có cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ liên tục. Cơn buồn ngủ có thể đến bất cứ lúc nào, đang ăn, sau khi ăn xong, ngồi xem tivi, làm việc... Điều này khiến cho các mẹ không thể cưỡng lại được những cái ngáp ngắn, ngáp dài làm cho cuộc sống bị thay đổi rất lớn.
Cơn buồn ngủ có thể kéo đến mọi lúc mọi nơi khiến mẹ bầu rơi vào trạng thái mệt mỏi
Nguyên nhân dẫn đến nghén ngủ
Trong cơ thể người phụ nữ có một loại hormone là nguyên nhân gây ra các cơn buồn ngủ, đó là hormone progesterone. Loại hormone này giúp điều tiết chu kỳ sinh sản của người phụ nữ trong suốt thai kỳ, khi mang thai hầu hết lượng hormone này sẽ tăng. Chính vì vậy mà các chị em luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ trong khi mang thai.
Việc các chị em buồn ngủ có thể xảy ra ở những tháng đầu tiên của thai kỳ, nhưng cũng có thể kéo dài trong suốt cả thai kỳ. Vấn đề ở đây là hầu hết các trường hợp nghén ngủ này đều diễn biến vào ban ngày, khi các chị em đang sinh hoạt và làm việc. Mẹ bầu sẽ không còn cảm thấy ngủ ngon giấc về đêm, và chính vì vậy càng làm cho cảm giác muốn ngủ vào ban ngày càng tăng cao.
Ngủ nhiều khi mang thai có tốt không?
Các chị em nếu như làm việc vất vả, không đủ thời gian để nghỉ ngơi thì việc ngủ nhiều trong thời gian thai kỳ là việc làm rất tốt. Đây là lúc để cho cơ thể sau một thời gian làm việc mệt mỏi được nghỉ ngơi và hồi phục lại sức khỏe.
Tuy nhiên các bà mẹ nên biết rằng, đối với một người bình thường khi không được hoạt động sẽ gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe. Cũng tương tự như việc ngủ quá nhiều trong lúc mang thai đồng nghĩa với việc bạn không cho phép cơ thể vận động. Điều này không những gây ra nhiều hệ quả cho mẹ mà cho cả thai nhi, vì lúc đó việc không đi lại sẽ làm cho các cơ xương bị cứng. Ngoài ra nếu thai phụ không vận động thường xuyên, là nguyên nhân chính khiến cho mức đường huyết trong cơ thể bị gia tăng. Từ đó có nguy cơ bị mắc phải bệnh tiểu đường hoặc tiểu đường trong thai kỳ là rất lớn.
Ngủ nhiều dẫn đến tình trạng thiếu vận động khiến sức khỏe mẹ và con bị ảnh hưởng lớn
Cách khắc phục tình trạng nghén ngủ
Liệu stress có làm giảm khả năng mang thai?
Những thực phẩm có lợi và giúp tăng khả năng mang thai
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Dược thiện bổ huyết ích khí từ 7 món gà ác hầm
Phòng tránh khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi
Nếu như bà bầu thường xuyên bị nghén ngủ sẽ khiến cho cơ thể hình thành thói quen và không thể nào khắc phục, khi đó cơ thể sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi, thiếu sức sống, không có tinh thần...
Vì vậy để có thể khắc phục được vấn đề này, các chị em nên rèn luyện một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý. Phân chia ra thời gian cụ thể rõ ràng để thực hiện nghiêm túc, từ đó sẽ có thể khắc phục được tình trạng này. Mẹ bầu nên cố gắng đi lại, vận động nhẹ nhàng. Nếu khi đang làm việc mà cơn buồn ngủ kéo đến, hãy thử đứng lên tập vài động tác. Sau đó có thể rửa mặt mũi cho thoải mái, uống một ly nước để lấy lại tinh thần.
Bên cạnh đó, tập ngủ trưa trong khoảng thời gian từ 30 đến 60 phút. Không nên cố ngủ trưa quá nhiều, vì khi đó sẽ làm cho cơ thể càng mệt mỏi và buổi tối ngủ không được. Buổi chiều mẹ nên dành một khoảng thời gian nhỏ để tập các bài thể dục nhẹ nhàng, cũng giúp cho buổi tối dễ ngủ hơn. Tuyệt đối tránh các thức uống như chè, cà phê sẽ làm cho bạn khó ngủ hơn vào buổi tối.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!