Ngủ gà hay còn gọi là ngủ mở mắt, đây là hiện tượng xảy ra khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Khi gặp phải những trường hợp này hầu hết các bà mẹ đều lo lắng và không biết trẻ có mắc phải bệnh gì hay không. Vậy làm sao có thể lý giải tình trạng "ngủ ngược" này? Hãy cùng Lily & WeCare theo dõi nội dung bài viết dưới đây.
Thế nào là ngủ gà ở trẻ sơ sinh?
Ngủ gà ở trẻ sơ sinh là tình trạng khi bé ngủ mà mắt chỉ nhắm ti hí hoặc có khi mở như đang thức, với các bà mẹ lần đầu tiên chăm con sẽ cảm thấy sợ vì nghĩ bé còn thức nên lay mình hay gọi bé nhưng thực chất là bé đang ngủ.
Theo thống kê thì vấn đề ngủ gà này ở trẻ sơ sinh là khá phổ biến, tuy nhiên tật ngủ gà có phải là do bé mắc bệnh lý hay bộ phận của mắt gặp phải các vấn đề gì hay không là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh.
Ngủ gà là hiện tượng trẻ ngủ nhưng vẫn mở mắt ti hí hoặc mở mắt to
Ngủ gà ở trẻ sơ sinh có đáng lo?
Theo y khoa thì hiện tượng ngủ gà ở trẻ sơ sinh là vô cùng bình thường và không đáng lo ngại, vì tình trạng này sẽ tự khắc phục sau một thời gian. Vì vậy mẹ đừng nên quá lo lắng, hay sợ rằng khi bé ngủ mở mắt sẽ không ngon giấc hay không đủ giấc. Mà ngược lại, có những đứa trẻ mở mắt ngủ khiến chúng ngủ ngon hơn.
Tuy nhiên có thể nói, nếu như vấn đề này tiếp diễn ở người trưởng thành hay nói đúng hơn khi bé lớn mà vẫn xảy ra thì sẽ đáng lo ngại. Theo BS Lê Vinh công tác tại Bệnh viện Hồng Ngọc cho biết với người lớn khi ngủ mở mắt là do nguyên nhân bị tê, liệt dây thần kinh số 3 – dây thn kinh mặt giúp điều khiển mọi cử động của mí mắt. Tùy vào các trường hợp mà người mắc phải sẽ mở mắt to hay nhỏ khi ngủ.
Việc ngủ mở mắt ở người trưởng thành lâu ngày sẽ dẫn đến cho mắt bị mỏi, khô và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mắt rất nhiều.
Vậy ngủ gà có gây ra nguy hiểm gì cho trẻ sơ sinh?
Việc ngủ mở mắt sẽ khiến cho trẻ sơ sinh nhanh chóng bị mỏi mắt, lúc này bé không nhắm mắt tức là không có hiện tượng chớp mắt nên sẽ làm cho nước không được bôi trên giác mạc và kết mạc phía trước nhãn cầu. Như chúng ta đều biết thì đặc điểm cấu tạo của mắt là cần phải được cung cấp nước vào nhờ hoạt động chớp mắt, vì vậy nếu như trẻ ngủ như thế trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến mắt rất lớn.
Ngoài ra có một số trường hợp, nếu trẻ không nhắm mắt khi ngủ sẽ làm cho bụi bẩn trên trần nhà có thể dễ dàng rơi vào làm cho mắt bị đau. Khi bố mẹ không theo dõi kỹ sẽ không phát hiện, bé sẽ hay dụi tay vào mắt và cảm thấy khó chịu. Từ đó sẽ khiến cho trẻ mắc phải tình trạng nhiễm trùng, viêm kết mạc hay giác mạc...
Khi trẻ ngủ không nhắm mắt sẽ rất dễ bị các bụi bẩn rơi vào mắt
Cách khắc phục ngủ gà ở trẻ sơ sinh
Làm sao để trẻ an toàn dưới nước?
Khi nào nên đưa bé đi khâu vết thương?
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ sơ sinh
Bệnh tan máu bẩm sinh, cần sự lưu tâm của mỗi cá nhân
Vấn đề ngủ gà ở trẻ sơ sinh thực chất không phải là bệnh lý, chính vì vậy mẹ không nên quá lo lắng mà hãy bình tĩnh và kiên nhẫn giúp trẻ hình thành nên thói quen nhắm mắt khi ngủ.
Việc cần làm lúc này là đợi bé ngủ, sau đó mẹ dùng tay vuốt nhẹ nhàng vùng mắt để bé khép mí mắt lại cho đến khi trẻ nhắm mắt hoàn toàn. Nếu như thực hiện bằng phương pháp này mà bé vẫn mở mắt trở lại thì mẹ cũng nên kiên trì vuốt mắt cho con.
Sau khi quan sát và tiến hành thành công thì không có vấn đề gì cả, còn nếu như tình trạng vẫn tiếp diễn và mẹ không thể khắc phục được đến khi trẻ trên 18 tháng tuổi thì cần đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ tư vấn. Thông thường, với người trưởng thành, bệnh này có thể điều trị khỏi bằng phương pháp châm cứu để kích thích các dây thần kinh hoạt động trở lại bình thường.
>>> Xem thêm:Phương pháp giúp cải thiện giấc ngủ của trẻ
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!