Người bị bệnh loãng xương nên ăn gì?

Kiến Thức Y Học - 10/05/2024

Người bị bệnh loãng xương cần chú ý về chế độ ăn uống, luôn luôn phải đảm bảo một chế độ ăn uống đầy đủ protein và khoáng chất, đặc biệt từ canxi. Vì vậy sữa và các chế biến phẩm từ sữa (bơ, phomat, yagurt...) là thức ăn lý tưởng cho một khung xương khỏe mạnh.

Người bị bệnh loãng xương cần chú ý về chế độ ăn uống, luôn luôn phải đảm bảo một chế độ ăn uống đầy đủ protein và khoáng chất, đặc biệt từ canxi. Vì vậy sữa và các chế biến phẩm từ sữa (bơ, phomat, yagurt...) là thức ăn lý tưởng cho một khung xương khỏe mạnh.

Hiểu về bệnh loãng xương

Loãng xương (Osteoporosis) là một rối loạn chuyển hoá của bộ xương gây tổn thương sức mạnh của xương đưa đến tăng nguy cơ gẫy xương. Ở người bị loãng xương, ngồi xuống đột ngột, ho, hoặc cúi xuống cũng có thể gây gãy xương.

Các khu vực dễ bị gãy xương là ở lưng (cột sống), cổ tay và hông. Loãng xương là hậu quả của sự phá vỡ cân bằng bình thường của 2 quá trình tạo xương và hủy xương, quá trình tạo xương suy giảm trong khi quá trình hủy xương bình thường.

Các yếu tố có thể làm căn bệnh này trầm trọng thêm bao gồm: dinh dưỡng kém, hút thuốc lá, hóa trị, xạ trị, các thuốc như steroid, lười vận động, uống rượu.

Loãng xương có tính gia đình. Bất cứ ai cũng có thể bị bệnh loãng xương, nhưng nó phổ biến hơn ở phụ nữ lớn tuổi.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân gây bệnh loãng xương và cách điều trị

Người bị bệnh loãng xương nên ăn gì?

Người bị bệnh loãng xương cần lưu ý về chế độ ăn uống.

Phòng ngừa bệnh loãng xương bằng cách nào?

Khi đã bị loãng xương, phải điều trị tích cực và lâu dài. Các thuốc để điều trị tích cực đều khá đắt tiền nên chi phí điều trị thường quá cao so với mức sống của đa số nhân dân lao động. Chính vì vậy, việc phòng ngừa bệnh có ý nghĩa rất lớn, cả về mặt hiệu quả và kinh tế.

Việc đầu tiên và quan trọng nhất là bảo đảm khối lượng khoáng chất đỉnh của bộ xương cao nhất lúc trưởng thành. Một người khỏe mạnh thường có khối lượng xương đỉnh cao nhất ở độ tuổi 20-30.

Nếu khối lượng xương đỉnh tăng 10% sẽ giảm được 50% nguy cơ gãy xương do loãng xương trong suốt cuộc đời. Vì vậy, ngay từ hôm nay, hãy đầu tư cho xương.

Bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ protein và khoáng chất cho các bà mẹ khi mang thai (để em bé có bộ xương chắc khỏe - 'vốn liếng' tốt nhất), khi cho con bú (để đủ canxi cho sự phát triển bộ xương của trẻ ngay từ ban đầu).

Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất để nuôi dưỡng xương cho tất cả mọi người trong suốt cuộc đời.

Tạo dựng nếp sống năng động giúp cơ thể trẻ đạt mức phát triển tốt nhất.

Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, nếp sống lành mạnh, năng động, kết hợp hài hòa giữa công việc hàng ngày, hoạt động thể lực, giải trí... ngay từ khi còn nhỏ, còn trẻ, tránh các thói quen gây ảnh hưởng xấu tới chuyển hóa canxi như: uống nhiều rượu, bia, cafe, thuốc lá, ăn kiêng quá mức, thụ động, ít vận động thể lực. Phấn đấu để sữa và các chế phẩm từ sữa có mặt trong khẩu phần ăn hàng ngày của tất cả mọi người.

Phát hiện, điều chỉnh các yếu tố nguy cơ và kiểm soát chặt chẽ các thuốc điều trị. Nếu cần sử dụng lâu dài các thuốc chứa Corticosteroid, thuốc chống co giật (Phenyltion, Barbiturate... ), thuốc tiểu đường... cần bổ sung ngay vitamin D và canxi vì các thuốc này ảnh hưởng đến chuyển hóa của vitamin D và canxi.

Đối với phụ nữ mãn kinh, một mặt tăng cường bổ sung canxi, vitamin D, khuyến khích hoạt động thể lực và tập luyện ngoài trời, khuyến khích tham gia công tác và giao tiếp xã hội, mặt khác động viên và hướng dẫn chị em áp dụng liệu pháp hormone thay thế nếu có chỉ định và có điều kiện (điều kiện theo dõi, điều kiện kinh tế). Tốc độ mất xương sẽ cao nhất sau mãn kinh 5 – 7 năm, vì vậy liệu pháp hormone thay thế rất cần được áp dụng sớm để ngăn ngừa loãng xương sau mãn kinh. Mãn kinh là nguyên nhân quan trọng nhất, mang lại hậu quả nặng nề cho nhiều phụ nữ lớn tuổi.

>>> Xem thêm: Bảo vệ xương của bạn để phòng tránh bệnh loãng xương

Người bị bệnh loãng xương nên ăn gì?

Sữa và các chế biến phẩm từ sữa (bơ, phomat, yagurt...) là thức ăn lý tưởng cho một khung xương khỏe mạnh.

Bị bệnh loãng xương nên ăn gì?

Giải đáp thắc mắc về chế độ ăn cho người loãng xương, Bác sĩ Vũ Thị Lừu với kinh nghiệm hơn 15 năm công tác điều trị chuyên khoa Tiêu hóa đã chia sẻ như sau trên Lily & WeCare:

Loãng xương còn gọi là thưa xương, xốp xương là tình trạng giảm khối lượng xương, thường đi kèm với gãy xương, đặc biệt là lún các đốt sống. Tuổi cao cùng với việc giảm nội tiết tố, ăn uống thiếu chất là lí do dẫn đến loãng xương. Người bị loãng xương, ngoài việc dùng các loại thuốc điều trị loãng xương theo chỉ định của bác sĩ, nguời bệnh cần duy trì chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý.

Về chế độ ăn uống luôn luôn phải dảm bảo một chế độ ăn uống đầy đủ protein và khoáng chất, đặc biệt từ canxi. Vì vậy sữa và các chế biến phẩm từ sữa (bơ, phomat, yagurt...) là thức ăn lý tưởng cho một khung xương khỏe mạnh. Người bị loãng xương nên ăn các loại cá biển có nhiều dầu 0mega - 3 như cá thu, cá mòi, cá hồi.

Đồng thời, người bị loãng xương cũng cần bổ sung magiê qua chế độ ăn vì lượng magiê phải bằng phân nửa lượng canxi thì chất vôi mới được ký gửi trong mô xương. Khoai lang ta, đậu phộng, dầu mè và đặt biệt là dứa là nguồn thực phẩm dồi dào magiê.

Người bị loãng xương nên hạn chế ăn mặn, đồ ngọt, nhiều protein vì chúng ngăn cản sự hấp thụ canxi, làm mất canxi hay gián tiếp gây ra hiện tượng loãng xương. Ngay cả khi chọn sữa nên chọn loại tách béo, không đường để phát huy khả năng hấp thụ canxi vốn nhiều trong sữa.

Trong các loại đỗ, tránh xa đậu tương. Đây là loại đậu duy nhất chứa chất gây cản trở quá trình hấp thụ canxi.

Người bệnh cũng nên tránh xa rượu bia, cà phê và thuốc lá, những tác nhân làm hao hụt lượng canxi nhanh nhất trong cơ thể. Hãy thay chúng bằng các loại nước uống từ hoa quả ít đường khác.

Nếu vẫn còn chưa yên tâm với lượng canxi trong thực phẩm hàng ngày, người bệnh có thể uống thêm loại thuốc bổ chứa canxi và vitamin D theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Ngoài chế độ ăn uống có nhiều canxi thì vận động hàng ngày bằng cách luyện tập một số môn thể dục như: chạy bộ, tập aerobic, nhảy dây... cũng sẽ kích thích xương phát triển cũng như củng cố toàn bộ khung xương.

>>> Xem thêm: Chế độ ăn uống hợp lý ngăn ngừa bệnh loãng xương

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!