Người có tiền sử bị sảy thai cần chuẩn bị mang thai lại như thế nào?

Kiến Thức Y Học - 01/17/2025

Là một trong những nỗi ám ảnh lớn nhất với những người phụ nữ chuẩn bị làm mẹ, sảy thai không chỉ mang đến những mất mát tinh thần to lớn mà còn là nguyên nhân khiến nhiều người thực sự suy sụp và tình trạng sức khỏe cũng xuống dốc theo. Tuy nhiên, đó không phải là dấu chấm hết. Người có tiền sử bị sảy thai cần chuẩn bị mang thai lại như thế nào? Hãy nghe những chia sẻ của bác sĩ dưới đây để chuẩn bị tinh thần và thể trạng thật tốt cho mình.

Là một trong những nỗi ám ảnh lớn nhất với những người phụ nữ chuẩn bị làm mẹ, sảy thai không chỉ mang đến những mất mát tinh thần to lớn mà còn là nguyên nhân khiến nhiều người thực sự suy sụp và tình trạng sức khỏe cũng xuống dốc theo. Tuy nhiên, đó không phải là dấu chấm hết. Người có tiền sử bị sảy thai cần chuẩn bị mang thai lại như thế nào? Hãy nghe những chia sẻ của bác sĩ dưới đây để chuẩn bị tinh thần và thể trạng thật tốt cho mình.

Theo những thông tin mà chúng tôi ghi nhận được từ những chia sẻ của bác sĩ Diễm Tuyết, hiện đang là bác sĩ sản khoa tại bệnh viện Từ Dũ, thì cứ 100 thai phụ, lại có đến 20 người bị sảy thai (sảy thai tự nhiên, không tính những trường hợp cố ý bỏ thai). Rất nhiều trường hợp, sảy thai kèm theo chảy máu âm đạo, có thể biết được đã bị sảy thai. Nhưng cũng có rất nhiều người khi mang thai được 1-2 tháng, đến bệnh viện khám thai mới biết được thai lưu, trứng trống, thai ngừng phát triển...

"Người có tiền sử bị sảy thai khi muốn mang thai lại, đa phần đều có tâm trạng hoang mang lo lắng, không biết với tiền sử như vậy, liệu lần mang thai này có thành công hay không, có biện pháp nào có thể ngăn chặn tình trạng sảy thai hay bản thân phải chuẩn bị thế nào? Bác sĩ vui lòng chia sẻ thông tin được không ạ?" - Câu hỏi của một độc giả.

“Bệnh viện Từ Dũ từng ghi nhận một trường hợp bị sảy thai tự nhiên đến 8 lần, sảy thai liên tiếp và chưa sinh lần nào giữa các lần sảy thai. Thực sự, sảy thai khiến nhiều chị em lo lắng, tiền sử sảy thai khiến nhiều người e ngại mang thai lần nữa, sợ lỡ có vấn đề gì thì lại thêm đau khổ và làm gia đình lo lắng. Tuy nhiên, không nên bi quan nếu cuộc đời bắt bạn phải chịu những điều đó, dù là giải pháp không tròn trịa, nhưng không phải là không có cách xử lý” - BS Diễm Tuyết chia sẻ.

Người có tiền sử bị sảy thai cần chuẩn bị mang thai lại như thế nào?

Theo đó, người có tiền sử bị sảy thai cần chuẩn bị mang thai lại thật cẩn thận theo quy trình sau:

1. Thăm khám và điều trị những vấn đề ở mẹ

Trong những nguyên nhân gây nên tình trạng sảy thai, thì một nửa là ở mẹ. Theo đó, những vấn đề mẹ mắc phải chính là bất thường nhiễm sắc thể, u xơ tử cung, mắc những chứng bệnh đường huyết, hay thể trạng quá yếu ớt. Nếu bạn lần đầu bị sảy thai, thì hãy nhanh chóng thăm khám để được điều trị những bệnh này, nếu không điều trị mà lại mang thai lại, thì nguy cơ lại sảy thai là rất cao.

2. Không nên mang thai lại ở thời điểm quá gần thời điểm sảy thai

Rất nhiều chị em có tiền sử sảy thai hơn 1 lần khi được hỏi về thời gian ngắt quãng giữa các lần mang thai, thì đều trả lời dao động từ 1-3 tháng sau đó. Đây quả thật là vấn đề nên tránh.

Bạn nên biết rằng, dù tình trạng sảy thai diễn ra trong vòng 14 tuần đầu tiên của thai nhi, gần như nhìn bên ngoài, mẹ không có bất kỳ sự thay thay đổi nào so với lúc trước mang thai. Tuy nhiên khi thai bị mất đi, tử cung người mẹ đã có những ảnh hưởng nghiêm trọng và cần phải có thời gian để phục hồi lại. Đồng thời, sảy thai thường khiến tâm lý người mẹ không ổn định, và mẹ cũng cần ổn định tâm lý để có thể chuẩn bị sẵn sàng cho lần mang thai tiếp theo.

Theo đó, khi có tiền sử bị thai lưu, để chuẩn bị mang thai lại, mẹ nên có thời gian giãn cách tối thiểu 3 tháng. Đảm bảo hơn, từ 6 tháng trở lên mới chính là thời điểm tốt nhất để bắt đầu có thai lại.

Người có tiền sử bị sảy thai cần chuẩn bị mang thai lại như thế nào?

3. Chuẩn bị tốt tinh thần, sức khỏe

Không chỉ vấn đề tinh thần, sức khỏe cũng là điều cần thiết để mẹ có thể sẵn sàng chuẩn bị đón chào một sinh linh mới trong cơ thể mình. Người phụ nữ sau quá trình sảy thai sẽ cảm thấy vô cùng bế tắc, tâm lý bị chấn động mạnh dẫn đến sức khỏe sa sút. Hãy bồi bổ cơ thể, ổn định tinh thần sau khi bị sảy thai và có đủ niềm tin để bắt đầu lại thành công hơn.

4. Nhờ can thiệp từ các biện pháp khác

Trong những trường hợp bất khả kháng, việc mang thai tự nhiên là không thể tiếp diễn, trường hợp người mẹ có tiền sử sảy thai lên quá nhiều lần, thì cần phải đăng kí khám tại các cơ sở hiếm muộn. Đồng thời, nếu việc điều trị không có kết quả hoặc không xác định được nguyên nhân sảy thai, có thể nhờ người mang thai hộ hoặc nhờ đến sự can thiệp của khoa học. Người có tiền sử bị sảy thai vẫn có thể mang thai lại. Những vấn đề lưu ý trên đây chính là điều mà bạn cần phải nắm rõ để đảm bảo được sự thụ thai thành công nhất.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!